Giá lợn hơi ngày 5/2: Cả nước đồng loạt giữ giá

Ngày 5/2, giá lợn hơi hôm nay tại các tỉnh thành đồng loạt đi ngang. Trong đó, mức giá cao nhất cả nước được ghi nhận tại khu vực phía Bắc…

Cả nước đồng loạt giữ giá
Cả nước đồng loạt giữ giá

Ngày 5/2, giá lợn hơi trong nước đồng loạt đứng yên. Trong đó, miền Bắc có mức giá lợn hơi cao nhất cả nước với 58.000 – 59.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Hôm nay, giá lợn hơi tại miền Bắc không biến động, dao động trong khoảng 58.000 – 59.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá lợn hơi cao nhất khu vực được ghi nhận tại Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam với 59.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại có mức giá 58.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

lon-bac-0502-5794.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 5/2 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Tại đây ghi nhận giá lợn hơi từ 53.000 – 57.000 đồng/kg. Trong đó, Thanh Hóa và Nghệ An có giá giao dịch cao nhất với 57.000 đồng/kg.

Ngược lại, giá thu mua thấp nhất là 53.000 đồng/kg tại Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa. Các địa phương khác có giá lợn hơi trong khoảng 54.000 – 56.000 đồng/kg.

lon-trung-0502-3567.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 5/2 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Tại miền Nam, giá giao dịch lợn hơi đi ngang, dao động quanh mức 52.000 - 56.000 đồng/kg. Theo đó, lợn hơi tại Đồng Nai và Bình Dương đang được thu mua với giá 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

Ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bến Tre. Các địa phương còn lại có giá thu mua lợn hơi trong khoảng 53.000 – 55.000 đồng/kg.

lon-nam-0502-1931.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 5/2 tại miền Nam

Theo ước tính của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2023, tổng đàn lợn cả nước ước đạt 30,3 triệu con, tăng 4,2% so với năm 2022, với sản lượng thịt đạt gần 4,7 triệu tấn. Trong năm 2024, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu sản lượng thịt lợn tăng 4% lên gần 4,9 triệu tấn.

Tuy nhiên, tình trạng nhiều hộ chăn nuôi bỏ chuồng đã làm dấy lên lo ngại về mức độ khả thi của mục tiêu này. Tính đến năm 2023, số lượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm khoảng 50% so với năm 2021 xuống khoảng 2 triệu hộ.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, tỷ trọng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo báo cáo chính thức là khoảng 45% nhưng trên thực tế có thể thấp hơn, khoảng 30% tương đương 1,7 triệu hộ. Ngoài nguyên nhân thua lỗ, số liệu hộ nhỏ lẻ giảm còn do luật chăn nuôi mới.

Nhận định về kế hoạch tăng sản lượng năm 2024 của toàn ngành, ông Trọng cho rằng, mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi năng suất nuôi của nước ta đã cao hơn trước. Mỗi năm, Việt Nam xuất chuồng trung bình khoảng 50 triệu con lợn và năng suất tăng dần.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...