Giá lợn tăng trở lại: Đắng cay ở “thủ phủ” nuôi lợn miền Bắc

Về "thủ phủ" nuôi lợn lớn nhất miền Bắc vào dịp này, đến đâu cũng thấy người dân nói chuyện về lợn, hết giảm kịch sàn rồi bỗng chốc tăng chóng mặt.
Giá lợn tăng trở lại: Đắng cay ở “thủ phủ” nuôi lợn miền Bắc

Lợn chính là "thủ phạm" làm náo loạn làng quê vốn yên bình, người dân chăm chỉ lao động, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho giời". Trong vòng nửa năm qua, người dân xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) - "thủ phủ" nuôi lợn lớn nhất miền Bắc đã phải trải qua bao thăng trầm, cay đắng, có người mất cả cơ nghiệp cũng chỉ vì... lợn.

Không còn "sức" để tái đàn

Ông Vinh, một chủ hộ chăn nuôi lợn ở xóm Giáp Giáo, xã Ngọc Lũ bùi ngùi kể chuyện: Mấy tháng qua, giá lợn chạm kịch sàn, giá mỗi kg lợn hơi không bằng 1kg khoai lang khiến người chăn nuôi điêu đứng. Cầm cự mãi không được vì lợn đã tăng cân hết cỡ mà giá không lên, hàng ngày lại không có tiền mua cám, ông Vinh đành bán hết mấy đàn lợn dày công chăm sóc nửa năm trời. Số tiền bán lợn không đủ tiền giống, còn tiền thuốc men, thức ăn coi như mất trắng. Cơ nghiệp của ông cứ thế mà "đội nón ra đi".

"Nay giá lợn phục hồi, trong chuồng cũng chẳng còn con nào mà bán. Gia đình mới bắt ít lợn giống về nuôi, nay cũng chỉ mới 20 - 30 kg mỗi con, còn lâu mới xuất chuồng được. Mà chằng biết chừng đến lúc đó, giá lợn lại lao dốc không phanh như cách đây mấy tháng", ông Vinh lo lắng.

Cũng lâm vào cảnh mất nghiệp, chị Hiền (ở xóm Thượng, xã Ngọc Lũ), chủ một trang trại lớn ở đây, cho hay nhà chị vừa qua mất trắng mấy tỷ đồng trong "tâm bão" khủng hoảng giá lợn. Trang trại của chị có vài ngàn con, gia đình lại có đại lý thức ăn gia súc nên chị cố gắng giữ đàn chờ giá lên. Nhưng đến cuối tháng 6 vừa qua, không thể cầm cự được nữa nên đành "bán tống bán tháo" để thu hồi vốn, trong lúc giá lợn giảm kịch sàn, chỉ 17.000 - 20.000 đồng/kg.

Chị Hiền chia sẻ: "Do tâm lý hoang mang, sau khi bán hết lợn, gia đình tôi định tạm nghỉ chăn nuôi một thời gian. Không ngờ đến nay giá lợn phục hồi nhanh quá, mà gia đình trong chuồng không còn lợn nữa. Tái đàn giờ cũng không còn vốn lớn vì đã thua lỗ quá nhiều, người dân mua thức ăn cũng nợ không biết bao giờ mới trả".

Gia đình anh T. (ở đội 4, xã Ngọc Lũ) cũng cho hay, vì giá lợn quá rẻ mà gia đình lại không còn tiền để mua cám cho lợn ăn nên đành bán hết, chấp nhận thua lỗ nặng. Trong những ngày vừa qua, anh T cũng "giải tán" hết cả mấy chục con lợn nái chăm sóc mấy năm nay để thu hồi vốn.

"Giờ giá lợn bất ngờ tăng vùn vụt thế này tôi tiếc lắm, nhưng cũng đành chịu. Chỉ biết nhìn chuồng không mà xót xa, muốn tái đàn nhưng cũng không còn tiền nữa", anh T. tâm sự.

Giá lợn sẽ đi về đâu?

Giá heo hơi chạm đáy hồi tháng 6, chỉ còn chưa đầy 20.000 đồng/kg, nay đã tăng gần gấp đôi, thậm chỉ có nơi giá lợn hơi đã chạm mốc 40.000 đồng/kg.

Thế nhưng, với mức tăng như hiện nay thì người chăn nuôi vẫn chưa có lãi.

Ông Q. (ở thôn đội 2), một trong những chủ trang trại nuôi lợn lớn nhất xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) cho biết, một tuần trở lại đây giá lợn hơi được thương lái mua gom tận chuồng đã nhanh chóng, hiện đang ở mức 30.000-35.000 đồng/kg. Mức này đã cao hơn 12.000 - 15.000 đồng/kg so với thời điểm giá lợn giảm thê thảm trong tâm bão khủng hoảng thừa cách đây 3 tháng.

"Giá đang nhích dần từng ngày, hôm đầu tuần là 25.000 đồng/kg, thì nay đã tăng lên 35.000 đồng/kg. Nhưng với mức giá này, trừ tiền giống, thức ăn, thuốc men... thì người nuôi vẫn chưa có lãi, trừ khi gia đình không phải đi mua giống mà lợn nái của nhà đẻ ra", ông Q. phân tích.

Theo chủ trang trại này, giá phải tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg, vượt mức 40.000 đồng/kg thì người nuôi mới có lãi.

Trước thực tế này, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá, đây là tín hiệu tốt cho người chăn nuôi lợn cả nước sau hơn 3 tháng chật vật đối mặt với đợt giảm giá sâu.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, người chăn nuôi cũng hết sức thận trọng về diễn biến tăng giá mạnh trong vòng vài ngày, cần phải xem giá có ổn định, bền vững hay không. Hiện Trung Quốc nhập thịt lợn từ Việt Nam chủ yếu qua đường tiểu ngạch, chứ không phải chính ngạch. Nếu chỉ trông chờ vào thị trường này sẽ tiềm ẩn rủi ro.

Cảnh báo tương tự cũng được lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đưa ra. Chia sẻ trên báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, lợn tăng giá trở lại là kết quả của nỗ lực "giải cứu" thịt lợn từ các Bộ, ngành, người dân.

"Chúng ta đừng vội mừng, không vội tăng đàn, tăng quy mô chăn nuôi, phải hết sức bình tĩnh", ông Dương đánh giá.

Lãnh đạo cơ quan quản lý ngành chăn nuôi cũng phủ nhận thông tin, do thương lái Trung Quốc quay trở lại mua gom khiến giá lợn hơi tăng trở lại. Nguyên nhân chính của việc phục hồi giá lợn hơi hiện nay là do thời gian qua, nhiều giải pháp đồng bộ đã triển khai tích cực, trong đó đặc biệt là giải pháp kiểm soát mạnh khâu tăng đàn.

Người chăn nuôi lúc này cần tập trung làm tốt một số khâu như: Tăng cường khâu kiểm soát dịch bệnh, nhất là sử dụng đầy đủ các loại vắc-xin, tiêu độc, khử trùng chuồng trại.... Hiện sức khỏe đàn lợn đã sút kém và mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp khi ẩm độ lớn, mầm bệnh nhiều, kết hợp khối lượng vật nuôi trung chuyển lớn vào các tháng cuối năm sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh so với mọi năm”, ông Nguyễn Xuân Dương khuyến cáo.

 Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…