Giá nông sản hôm nay (22/7): Giá cà phê và hồ tiêu vẫn đi ngang

Bản tin cập nhật những thông tin đáng chú ý trên thị trường nông sản; giá cả các mặt hàng chủ lực như thịt lợn, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu…

Giá nông sản hôm nay (22/7): Giá cà phê và hồ tiêu vẫn đi ngang

Ngày 22/7, giá các mặt hàng nông sản chủ lực có xu hướng biến động không đáng kể tại thị trường trong nước.

GIÁ GẠO

Hôm nay (22/7), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá một số mặt hàng gạo nguyên liệu tiếp đà tăng mạnh, lúa tươi ít biến động. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu OM 380 tăng 200 đồng/kg dao động ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu CL 555 tăng 300 đồng/kg dao động ở mức 8.550 - 8.650 đồng/kg…

Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá gạo nguyên liệu OM 380 hôm nay tăng 200 đồng/kg dao động ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu CL 555 tăng 300 đồng/kg dao động ở mức 8.550 - 8.650 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 9.100 - 9.150 đồng/kg; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg.

Tại các chợ lẻ, giá gạo các loại đứng giá. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thường dao động ở mốc 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa ở mốc 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 16.000 - 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.

Với mặt hàng lúa, giá lúa IR 50404 (tươi) hôm nay dao động ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 dao động ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 6.100 - 6.200 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 6.000 - 6.200 đồng/kg; lúa OM 5451 (tươi) dao động mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg; lúa (tươi) OM 308 dao động ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg.

Tại nhiều địa phương hôm nay, giao dịch mua bán ít, giá ít biến động. Tại Cà Mau (Bạc Liêu cũ), nông dân chào bán lúa đều, giá lúa vững. Tại Đồng Tháp, nông dân chào bán giá lúa cao, thương lái hỏi mua lai rai, giao dịch mới chậm. Tại Tại Sóc Trăng (Cần Thơ mới), giao dịch mua bán mới ít, giá tương đối ổn định.

Tại An Giang, lúa thu hoạch có đều, nhu cầu mua bán chậm, giá vững. Tại Hậu Giang (Cần Thơ mới), nhu cầu mua mới ít, giá lúa ít biến động. Tại Tây Ninh mới (Long An cũ), giao dịch lúa mới khá, giá ít biến động.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngang so với cuối tuần. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 377 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 357 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.

GIÁ CÀ PHÊ

Giá cà phê trong nước tiếp tục đi ngang và ổn định so với phiên tăng hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 93.700 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk có mức 93.800 đồng/kg, giá cà phê tại Lâm Đồng có mức giá 93.500 đồng/kg và giá cà phê hôm nay tại Gia Lai có mức giá 93.800 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta trên sàn London bất ngờ quay đầu giảm mạnh, mức giảm từ 146 - 161 USD/tấn, dao động 3.100 - 3.348 USD/tấn. Cụ thể, giá giao hàng tháng 9/2025 là 3.187 USD/tấn, giá giao hàng tháng 11/2025 là 3.164 USD/tấn, giá giao hàng tháng 1/2026 là 3.141 USD/tấn, giá giao tháng 3/2026 là 3.121 USD/tấn và giá giao tháng 5/2026 là 3.100 USD/tấn.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 22/7 biến động giảm mạnh so với phiên ổn định, đi ngang hôm qua, mức giảm từ 9,75 - 11,65 cent/lb, dao động 271.85 - 304.55 cent/lb. Cụ thể, kỳ giao hàng tháng 9/2025 là 291.95 cent/lb, kỳ giao hàng tháng 12/2025 là 284.90 cent/lb, kỳ giao hàng tháng 3/2026 là 278.40 cent/lb và kỳ giao hàng tháng 5/2026 là 273.25 cent/lb.

Giá cà phê Arabica Brazil có xu hướng tăng, giảm qua các kỳ hạn giao hàng, dao động 358.25 - 430.00 USD/tấn. Được ghi nhận như sau: Kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 430.00 USD/tấn, kỳ giao hàng tháng 9/2025 là 355.65 USD/tấn, kỳ giao hàng tháng 12/2025 là 345.00 USD/tấn và kỳ giao hàng tháng 3/2026 là 358.25 USD/tấn.

GIÁ HỒ TIÊU

Giá tiêu trong nước hôm nay nhìn chung không biến động. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 138.600 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai bình ổn, đi ngang so với phiên giảm hôm qua, hiện giá thu mua tiêu tại địa phương này ở mức 137.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu ở TP.HCM ổn định so với hôm qua, hiện giá tiêu được thu mua ở mức 138.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở Đồng Nai cùng xu hướng ổn định, đi ngang, hiện giá thu mua tiêu ở mức 138.000 đồng/kg.

Giá tiêu ở Đắk Lắk tiếp tục đi ngang, không biến động so với phiên giao dịch trước đó, hiện giá tiêu ở địa phương này được thương lái thu mua với giá 140.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở Lâm Đồng duy trì ổn định so với hôm qua, hiện thương lái thu mua tiêu ở địa phương này với mức giá 140.000 đồng/kg.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 10.808 tấn hồ tiêu các loại trong 17 ngày đầu tháng 7/2025 với kim ngạch xuất khẩu đạt 70,3 triệu USD.

Trên thị trường thế giới, giá tiêu giảm mạnh ở Indonesia, mức giảm từ 82 - 86 USD/tấn tuỳ chủng loại; các nước khác ít biến động, bình ổn so với phiên giao dịch gần nhất.

Cụ thể, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đang ở mức giá 7.134 USD/tấn; tương tự giá tiêu trắng Muntok hiện được thu mua với giá 9.972 USD/tấn.

Thị trường tiêu Malaysia tiếp tục giữ ổn định, đi ngang, hiện giá tiêu đen ASTA của Malaysia được thu mua ở mức giá 8.900 USD/tấn và giá tiêu trắng ASTA ở mức 11.750 USD/tấn.

Giá tiêu ở Brazil ổn định và đi ngang, hiện giá thu mua đạt mức 5.800 USD/tấn.

Thị trường tiêu xuất khẩu Việt Nam tiếp tục duy trì sự ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch trước đó, hiện giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu hiện đang ở mức giá 6.440 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l ở mức giá 6.570 USD/tấn và giá tiêu trắng đang ở mức giá 9.150 USD/tấn.

GIÁ CAO SU

Tại thị trường trong nước, giá thu mua mủ cao su tại các doanh nghiệp lớn không biến động. Cụ thể, tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 390 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 12.700 đồng/kg, mủ nguyên liệu ghi nhận 15.800 - 17.000 đồng/kg.

Công ty Phú Riềng chào giá thu mua mủ tạp ở mức 370 đồng/DRC, giá thu mua mủ nước 400 đồng/TSC.

Công ty cao su Bình Long thu mua mủ nước hiện ở mức 386 - 396 đồng/TSC/kg; mủ tạp có độ DRC 60% có giá 14.000 đồng/kg.

Công ty MangYang báo giá thu mua mủ nước khoảng 389 - 393 đồng/TSC (loại 2 - loại 1); mủ đông tạp khoảng 340 -388 đồng/DRC (loại 2 - loại 1).

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch sáng nay, giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên Sàn OSE - Nhật Bản tăng 0,3% (1 Yên) lên mức 322 Yên/kg.

Ở Trung Quốc, giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên Sàn Thượng Hải (SHFE) tăng 0,7% (100 Nhân dân tệ) lên mức 14.895 Nhân dân tệ/tấn.

Tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 8 tăng 0,7% (0,5 Baht) lên mức 74,58 Baht/kg.

Theo European Rubber Journal, Tập đoàn Dynasol (Tây Ban Nha) vừa đưa vào vận hành dây chuyền mới tại nhà máy Gajano (Santander), bổ sung thêm 20.000 tấn/năm công suất sản xuất cao su styrene butadiene dạng dung dịch (SSBR).

Cùng với đó, Dynasol cũng nâng thêm 10.000 tấn/năm sản lượng tại dây chuyền sản xuất styrene-butadiene copolymer (SBC) ở nhà máy Altamira, Mexico. Tổng vốn đầu tư này nhằm tăng tính linh hoạt trong vận hành, cho phép công ty dễ dàng điều chỉnh sản lượng giữa SSBR và SBS (styrene-butadiene-styrene) theo biến động thị trường.

Dynasol cho biết, nhu cầu đang tăng mạnh tại châu Mỹ và châu Âu, đặc biệt từ các ngành như xe điện (EV), điện tử, tiêu dùng nhanh, nhựa đường và hợp chất cao su kỹ thuật.

GIÁ THỊT LỢN

Khảo sát tại thị trường Miền Bắc, chứng kiến sự sụt giảm đồng loạt, không còn địa phương nào giữ được mức giá ổn định so với hôm qua.

Hầu hết các tỉnh thành trong khu vực đều giảm 1.000 đồng/kg. Tại Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang và Phú Thọ, giá lợn hơi giảm từ 64.000 xuống còn 63.000 đồng/kg. Trong khi đó, các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Thanh Hóa cũng điều chỉnh giảm từ 62.000 còn 61.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc hiện dao động phổ biến trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg.

Tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, tiếp tục đối mặt với xu hướng giảm giá sâu. Gia Lai hiện trở thành địa phương có mức giá thấp nhất cả nước – 60.000 đồng/kg, sau khi giảm thêm 1.000 đồng.

Ngoài ra, các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk cùng ghi nhận mức giảm mạnh nhất – tới 2.000 đồng/kg. Một số địa phương khác như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Trị cũng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Duy chỉ có Huế giữ nguyên giá ở mức 62.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại khu vực này hiện nằm trong khoảng 60.000 – 62.000 đồng/kg.

Tại thị trường Miền Nam, vốn là khu vực có giá lợn hơi cao nhất cả nước – cũng đang chịu ảnh hưởng rõ nét từ đợt điều chỉnh. Nhiều tỉnh thành ghi nhận mức giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Cụ thể, TP.HCM, Đồng Tháp và An Giang cùng giảm 1.000 đồng/kg. Riêng Lâm Đồng giảm sâu tới 2.000 đồng/kg. Trong khi đó, Cần Thơ vẫn duy trì được mức cao 65.000 đồng/kg, trở thành nơi có giá cao nhất miền Nam hiện nay. Cà Mau giữ đỉnh toàn quốc với mức giá 66.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Nam dao động trong khoảng 63.000 – 66.000 đồng/kg.

Theo khảo sát từ trang winmart.vn tiếp tục duy trì sự ổn định, giá thịt lợn trong khoảng 119.922 - 163.122 đồng/kg và được giảm giá 20% theo chương trình ưu đãi dành cho hội viên của WinMart.

Trong đó, 119.922 đồng/kg là giá bán của thịt xay, thấp nhất trong các sản phẩm được khảo sát. Nhỉnh hơn một chút là thịt nạc đùi, nạc vai và chân giò rút xương đang được bày bán với giá lần lượt là 122.320 đồng/kg, 126.320 đồng/kg và 127.922 đồng/kg.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

“Lá chắn kinh tế" cho doanh nghiệp logistics Việt Nam

“Lá chắn kinh tế" cho doanh nghiệp logistics Việt Nam

Trước những biến động chưa từng có của nền kinh tế thế giới, để hội nhập sâu hơn và chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp ngành logistics của Việt Nam phải sớm có những bước chuyển mình chiến lược…