Giá thép ngày 8/7, thép xây dựng nội địa tiếp đà bình ổn, vẫn quanh mức thấp 14.000 đồng/kg. Còn giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải lại tiếp tục giảm.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.380 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý, với thép cuộn CB240 tiếp đà đi ngang, có giá 13.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.140 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 vẫn ở mức cũ 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.240 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 14.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.060 đồng/kg.
Thép VAS, thép cuộn CB240 không thay đổi, giữ ở mức 13.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.960 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.060 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.910 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.240 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.770 đồng/kg.
Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.010 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.060 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.100 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.340 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.960 đồng/kg.
Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 dừng ở mức 15.100 đồng/kg.
Còn giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) giảm 37 Nhân dân tệ, xuống mức 3.541 Nhân dân tệ/tấn.
Điểm chuẩn thép trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải mở rộng mức lỗ. Thép cây SRBcv1 giảm 2,2%, thép cuộn cán nóng SHHCcv1 giảm 2,4%, dây thép cuộn SWRcv1 giảm 2,1% và thép không gỉ SHSScv1 giảm 0,4%.
Thời điểm hiện tại, nhu cầu và giá thép trong nước tiếp đà giảm thì việc nhập khẩu thép lại không ngừng tăng. Mặc dù "đắt khách" tại nước ngoài như vậy nhưng các doanh nghiệp thép lại ế ẩm tại thị trường trong nước.
Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ đề xuất xem xét xây dựng hàng hàng kỹ thuật, thủ tục kiểm tra chất lượng đối với thép nhập khẩu vào Việt Nam.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, thép là mặt hàng có lượng nhập khẩu lớn, chất lượng thép tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Liên quan việc nhập khẩu thép vào Việt Nam, hiện nay các sản phẩm thép không nằm trong danh mục các mặt hàng nhóm 2 của Bộ Công thương, nhà nhập khẩu chỉ cần tuyên bố tiêu chuẩn áp dụng và không thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng.
Hiện, các quốc gia trên thế giới đang tăng cường áp dụng triệt để các hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Các sản phẩm khi xuất khẩu sang các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Anh đều yêu cầu có chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu đối với các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Mục tiêu của các giấy phép này là ngăn chặn lượng nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng, tăng cường khâu kiểm soát với thép nhập khẩu.
Trong khi đó, gần như các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế nhập khẩu bằng 0%. Ngoài ra, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ, các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, ống thép, thép dự ứng lực…đều không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào.
Do vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Việt Nam không có quy trình kiểm tra chất lượng như các quốc gia khác dẫn đến thép nhập khẩu đa dạng về chủng loại, chất lượng, chưa được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, chưa có sự kiểm soát về chất lượng và chủng loại.