Cụ thể, có 55% chuyên gia dự đoán giá vàng tăng, chỉ có 25% dự đoán giá vàng giảm và 20% dự đoán giá vàng đi ngang. Còn với giới đầu tư, có tới 62% nhà đầu tư tin rằng, giá vàng tăng trong tuần này, có 28% cho rằng, giá giảm và chỉ 10% cho rằng giá đi ngang.
Tuần trước, giá vàng thế giới ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp nhờ sự yếu đi của đồng USD. Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tại Mỹ tăng khoảng 1,3%. Trong nước, giá vàng tuần qua duy trì trạng thái yên ắng và không có đột phá với mức tăng chung cuộc khoảng 30 nghìn đồng/lượng. Chốt tuần, giá vàng SJC tại hệ thống SJC được giao dịch ở mức 36,50- 36,72 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tuần qua dao động từ 500-900 nghìn đồng/lượng.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại (08/01), giá vàng đang có dấu hiệu chững lại sau một đợt tăng giá mạnh đầu năm 2018. Trong phiên giao dịch hôm qua, giá vàng trong nước đã giảm nhẹ.
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,62 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm khoảng 20.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào - bán ra.
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu không thay đổi theo cả 2 chiều mua vào – bán ra, niêm yết ở mức giá 36,56 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,63 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 36,48 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,70 triệu đồng/lượng (bán ra), không thay đổi theo cả 2 chiều mua vào – bán ra.
Còn trên thị trường thế giới, giá vàng giao được giao dich ở mức 1.319,5 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đã tạm thời rời đỉnh cao 3 tháng rưỡi do áp lực chốt lời từ các nhà đầu tư. Giá vàng trên thị trường châu Á và Mỹ giảm sau khi lên mức 1.322 USD/ounce.
Các nhà phân tích cho rằng, đợt tăng giá này sẽ không kéo dài lâu và vàng sẽ sớm trở về mức ngưỡng cao 1302 USD/ounce. Diễn biến tăng giá của vàng có sự hậu thuẫn lớn của đà giảm USD và căng thẳng chính trị tại Iran làm nóng thị trường dầu mỏ.