Giá vàng trong nước vào sáng 10/2 đảo chiều giảm nhẹ. Cụ thể, tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng tại Hà Nội ở mức 66,45 triệu đồng/lượng mua vào và 67,25 triệu đồng/lượng bán ra; giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với giao dịch sáng hôm qua. Ở khu vực TP.HCM, giá vàng DOJI được niêm yết ở mức 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67,3 triệu đồng/lượng bán ra, chênh lệch mua - bán là 800.000 đồng/lượng.
Ở TP. HCM, công ty Vàng bạc đá quý JSC niêm yết vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 66,5 triệu đồng/lượng mua vào và 67,3 triệu đồng/ lượng bán ra.
Sáng ngày 10/2, Ngân hàng Vietcombank báo giá tỷ giá ngoại tệ ở mức 23,390 đồng/USD mua vào và 23,730 đồng/USD bán ra.
Trên thị trường thế giới, vàng giao ngay cũng giảm 0,5% xuống 1.865,60 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,7% xuống 1.878,50 USD.
Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho các đợt tăng lãi suất tiếp theo từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Một số chuyên gia nhận định về khả năng tăng lãi suất vào các cuộc họp tới khi ngân hàng trung ương nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Lãi suất mục tiêu của Fed hiện được dự đoán sẽ đạt mức cao nhất khoảng 5,1% vào tháng 7, hơn 0,25 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Bên cạnh đó, thị trường cũng đang chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 1 của Hoa Kỳ vào tuần tới, vì đây là một yếu tố quan trọng đối với các kế hoạch chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Nếu dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) cho thấy giá không điều chỉnh nhanh như Fed mong muốn, thì đó có thể là lý do chính cho một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 5. Thậm chí có dự đoán về khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 6 nếu lạm phát vẫn cao hơn một cách ngoan cố.
Chỉ số đồng USD đo lường sức mạnh USD so với 6 rổ tiền tiền tệ chủ chốt đã giảm 0,7% trong giao dịch cuối phiên xuống 103.2 điểm.
Dù đồng bạc xanh yếu hơn có xu hướng khiến vàng trở thành một món cược hấp dẫn nhưng lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ đã tăng trong lên 3,67% trong ngày đã gây áp lực lên giá vàng.