Giảm sở hữu Nhà nước ở Vietcombank xuống còn 74,8%

Với việc Vietcombank phát hành hơn 111 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và thu về tới 6.200 tỷ đồng thì tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước tại đây giảm từ 77,1% xuống còn 74,8%.
Giảm sở hữu Nhà nước ở Vietcombank xuống còn 74,8%

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) vừa có báo cáo gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước liên quan đến kết quả phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Theo đó, Vietcombank chào bán 359.776.857 cổ phiếu, dự tính thu về 20.220 tỷ đồng. Tuy nhiên, số phân phối thành công là 111.108.873 cổ phiếu, bằng 30,88% lượng đăng ký chào bán.

2 đối tác mua cổ phần Vietcombank là GIC Private Limited - quỹ đầu tư quốc gia của Singapore và cổ đông hiện hữu Mizuho Bank Ltd. Trong đó Mizuho đã mua thêm 16.666.431 cổ phần mới để duy trì mức sở hữu 15% cổ phần Vietcombank. GIC đã mua 94.442.442 cổ phần mới và sở hữu 2,55% vốn Vietcombank.

Với giá bán là 55.510 đồng/cổ phiếu, số tiền thu về từ thương vụ đạt khoảng 6.200 tỷ đồng tức khoảng 256 triệu USD. Khoản đầu tư của GIC và Mizuho đã làm tăng vốn điều lệ của Vietcombank lên 37.100 tỷ đồng tương đương 1,6 tỷ USD.

Cũng theo báo cáo của Vietcombank, tổng chi phí dự kiến cho thương vụ bán vốn này là 61 tỷ đồng - là chi phí tạm tính do có một số khoản chi phí bằng ngoại tệ chưa thanh toán hết. Nguồn thu ròng từ thương vụ là hơn 6.100 tỷ đồng.

Các cổ phiếu do Mizuho và GIC mua của Vietcombank lần này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Sau thương vụ bán vốn cho hai đối tác nước ngoài, cổ đông Nhà nước giảm sở hữu Vietcombank từ 77,1% xuống còn 74,8%. Mizuho là cổ đông ngoài nhà nước lớn nhất ở ngân hàng này.

Ngày 10/1, ban lãnh đạo Vietcombank cũng đã công bố kết quả kinh doanh của nhà băng này trong năm 2018 vừa qua với khoản lợi nhuận trước thuế đạt kỷ lục hơn 18.000 tỷ đồng.

Đây là số lợi nhuận cao nhất nhà băng này thu về được trong hàng chục năm kinh doanh, vượt xa nhiều dự đoán của các chuyên gia, quỹ đầu tư và công ty chứng khoán. Mức lợi nhuận này tăng tới gần 64% so với năm 2017, và vượt 38% kế hoạch ban đầu.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...