Giao dịch ngân hàng thời "đại dịch" Corona: Khách hàng không phải bỏ khẩu trang

Từ nay cho đến khi cơ quan chức năng thông báo hết dịch biêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng tạm thời không phải tháo khẩu trang.
Giao dịch ngân hàng thời "đại dịch" Corona: Khách hàng không phải bỏ khẩu trang

Đây là một trong những nội dung của văn bản số 479/NHNN-VP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành mới đây yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành ngân hàng triển khai phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra.

Văn bản nêu rõ, không yêu cầu khách hàng đến giao dịch phải tháo bỏ khẩu trang trước khi vào trụ sở như NHNN đã quy định tại văn bản số 7777/NHNN-PHKQ ngày 16/10/2018 về việc tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm cướp tiền tại ngân hàng, đảm bảo an toàn kho quỹ, giao dịch tiền mặt.

Tuy nhiên, vẫn phải tăng cường các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền để bảo đảm an toàn tuyệt đối tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong giao dịch và trong kho tiền; ngăn chặn các trường hợp lợi dụng dể gây mất an ninh, an toàn khi giao dịch.

Đối với các giao dịch/hoạt động bắt buộc phải nhận diện khách hàng, nhân viên ngân hàng đề nghị khách hàng tạm thời tháo bỏ khẩu trang để nhận diện. Sau khi hoàn thành thủ tục, khách hàng tiếp tục đeo khẩu trang (nếu có nhu cầu) trong quá trình giao dịch.

Cũng theo văn bản của NHNN, nhân viên ngân hàng có thể sử dụng khẩu trang khi thực hiện giao dịch, tiếp xúc với khách hàng nếu cần thiết.

Ngoài ra, văn bản cũng yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ trong đơn vị mình nâng cao nhận thức và coi trọng việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra theo chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng cũng như các văn bản có liên quan khác.

Đồng thời, cần thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin, diễn biến liên quan từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra; từ Bộ Y tế, các Bộ, ngành và địa phương để triển khai ngay các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn. Các đơn vị cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong đơn vị mình như: đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… tại trụ sở cơ quan, nơi làm việc; hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động trong đơn vị mình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như cung cấp và sử dụng khẩu trang, dung dịch rửa tay…

Theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (ốm, sốt, ho…), yêu cầu người lao động nghỉ làm việc, đến cơ sở y tế khám, điều trị. Đồng thời, kịp thời báo cáo cơ quan quản lí cấp trên, cơ quan y tế địa phương để hỗ trợ xử lí khẩn trương.

Yêu cầu cán bộ đi du lịch từ vùng tâm dịch về (nếu có) phải dến các cơ sở y tế kiểm tra và có các biện pháp kiểm soát, cách li hợp lí (nếu cần thiết). Khuyến nghị cán bộ, người lao động không đi du lịch, công tác đến các vùng trong tâm dịch. Hạn chế, hoãn tổ chức hội, họp đông người không cấp thiết trong thời gian phòng, chống dịch.

Trước đó, lo ngại virus corona bùng phát, nhất là sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định công bố dịch, hàng loạt ngân hàng đã dán thông báo xin phép cho nhân viên giao dịch đeo khẩu trang. Nhiều ngân hàng còn phát khẩu trang miễn phí và bố trí sẵn nước sát khuẩn cho khách hàng đến giao dịch.

Xem thêm

Nhà đầu tư nên làm gì trong "tâm dịch" virus corona

Nhà đầu tư nên làm gì trong "tâm dịch" virus corona

Lo ngại sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vius Corona (nCoV) đã khiến các thị trường chứng khoán trên thế giới giảm mạnh những ngày gần đây và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ khi Vn-Index giảm gần 32 điểm trong phiên ngày 30/1.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...