“Hạn đầu năm”, bia Corona bị hiểu lầm vì virus corona

Các cụm từ khoá tìm kiếm trên Google về “virus bia Corona” đang lan toả tại Hoa Kỳ.
“Hạn đầu năm”, bia Corona bị hiểu lầm vì virus corona

Người tiêu dùng tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Hoa Kỳ dường như đang có chiều hướng “xâu chuỗi” sự liên quan giữa virus corona gây chết người với thương hiệu bia nổi tiếng Corona. 

Các cụm từ tìm kiếm về bia Corona đã tăng mạnh trên Google trong tuần qua cùng cụm từ “virus bia Corona” và “virus bia”, theo dữ liệu được quan sát từ Google Trends. 

Bên cạnh đó, Google Trends cũng cho biết thêm rằng thuật ngữ tìm kiếm các triệu chứng của virus corona đã tăng thêm 1.050% trong tuầng này, với những câu hỏi như “virus corona là gì” và “liệu virus corona có gây chết người” … luôn nằm trong top tìm kiếm. 

Tại Hoa Kỳ, người dân ở những khu vực như Kansas, New Mexico và Hawaii “thắc mắc” về “virus bia” còn những người tại bang Arizona, North Carolina và Colorado lại “nghiên cứu” về “virus bia Corona”. 

Trên thực tế, virus corona và bia Corona hoàn toàn không có mối liên hệ nào ngoài cái tên corona vô tình trùng lặp.

Virus corona là một dịch bệnh có nhiều triệu chứng giống như cúm, bao gồm: khó thở, ho và sốt. Dịch bệnh bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và hiện đang bùng phát với tốc độ lây lan chóng mặt. Đã có hơn 6.000 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona và hơn 132 trường hợp tử vong trên toàn cầu, theo dữ liêụ được cập nhật mới đây bởi Đại học Johns Hopkins. Trong số 6.000 ca bệnh, 5.970 là người ở Trung Quốc. Một số trường hợp được phát hiện tại Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp và Úc… 

Virus corona có thể gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bênh nghiêm trọng hơn như viêm phổi và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). 

Nguồn: Fox Business

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...