Nhà đầu tư nên làm gì trong "tâm dịch" virus corona

Lo ngại sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vius Corona (nCoV) đã khiến các thị trường chứng khoán trên thế giới giảm mạnh những ngày gần đây và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ khi Vn-Index giảm gần 32 điểm trong phiên ngày 30/1.
Nhà đầu tư nên làm gì trong "tâm dịch" virus corona

Mức giảm nói trên đã đưa Vn-Index trở thành một trong những chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất Châu Á trong phiên 30/1, chỉ xếp sau thị trường Đài Loan.

Theo số liệu thống kê tại ngày 30/1, tổng số ca bệnh viêm phổi cấp Corona tại Trung Quốc đã lên tới 7.711 với 171 trường hợp tử vong. Không những vậy, dịch bệnh này đã lan sang nhiều quốc gia láng giềng với Trung Quốc như Hongkong, Nhật Bản, Thái Lan...

Với tốc độ lây lan nhanh chóng của bệnh viêm phổi cấp Corona, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tạm thời ngừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch của Trung Quốc và ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch đến Việt Nam.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Tổng Cục du lịch, năm 2019, số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam lên tới 5,8 triệu lượt, chiếm 32,24% tổng lượng khách quốc tế. Do đó, việc tạm ngừng cấp phép các chuyến bay tới vùng có dịch đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động du lịch trong nước, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không.

Thực tế, phiên giao dịch ngày 30/1, hầu hết các cổ phiếu ngành hàng không đã "đồng thuận" giảm sâu. Ghi nhận mức giảm lớn nhất là cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines với 7%, vốn hoá thị trường "bốc hơi" 3.200 tỷ đồng; cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam giảm 5,3%, tương đương mất 8.000 tỷ đồng vốn hoá; cổ phiếu FLC - công ty mẹ của Bamboo Airways cũng giảm hơn 5%; VJC của Vietjet Air có mức giảm nhẹ nhất 4,4%.

Tương tự, cổ phiếu các doanh nghiệp dịch vụ hàng không khác như Sasco, CIAS, Taseco Air (AST) cũng giảm sâu trong phiên 30/1.

Trên thị trường thế giới, cổ phiếu hàng không cũng là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh do virus corona bùng phát. Ngoài ra, các cổ phiếu thuộc nhóm casino, bán lẻ, và dịch vụ nhà hàng cũng chịu tác động tiêu cực.

Bên cạnh cổ phiếu hàng không, cổ phiếu RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia - chủ sở hữu casino cùng tên tại Hạ Long (Quảng Ninh) cũng giảm kịch biên độ gần 7%.

Hầu hết lượng khách tới chơi tại casino này đều là khách Trung Quốc. Việc bị hạn chế các đoàn khách du lịch nước này tới Việt Nam trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của casino.

Tuy nhiên, trái với diễn biến "đỏ lửa" của các nhóm ngành nói trên là mức tăng mạnh của nhóm cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật tư y tế, y tế, dược...

Cụ thể, cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang ghi nhận mức tăng 5,7% lên 93.000 đồng/cp; IMP của Imexpharm tăng 2,6%; DCL của Dược Cửu Long tăng 3,4%...

Đáng chú ý, trong nhóm này có những cổ phiếu đã tăng kịch biên độ như DVN của Dược Việt Nam (14,9%); cổ phiếu CDP của Dược phẩm Trung ưng Codupha (14,9%); HDP của Dược Hải Dương cũng trần; JVC sau chuỗi ngày dài làm cổ phiếu "trà đá" nay cũng tăng trần 7% lên 3.250 đồng/cp.

Đánh giá về thị trường chứng khoán trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, CTCK BIDV (BSC) cho rằng, thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều đợt dịch bệnh lớn. Trung bình trong khoảng thời gian dịch bắt đầu bị kiềm chế, thị trường chứng khoán thế giới thường tăng lại mạnh.

Trung bình 0,4% sau 1 tháng; 3,08% sau 3 tháng và 8,5% sau 6 tháng. BSC nhận định, trung hạn, dịch bệnh là cơ hội.

Theo nhận định của BSC, dịch bệnh thực ra giống đầu tư ở chỗ đều là cuộc chiến lâu dài. Những phiên đầu tiên sau nghỉ lễ sác xuất cao là thị trường giảm điểm tương đương các thị trường chứng khoán khác. 

Đối chiếu với dịch SARS tương tự, thì còn trong khoảng 3 tháng đến khi dịch bệnh tạo đỉnh và bắt đầu được khống chế. Trong thời gian này thị trường chứng khoán thường phản ứng thất thường và giảm điểm.

Dịch bệnh làm ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế của nước đó, gián tiếp ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Dựa trên lịch sử các đợt dịch bệnh và phản ứng của thị trường chứng khoán, BSC khuyến nghị nhà đầu tư hạ đòn bẩy với các nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu, nhưng không bán hoảng loạn bằng mọi giá.

Xem thêm

Giá vàng tăng cao do virus Corona

Giá vàng tăng cao do virus Corona

Giá vàng hôm nay 30/1, tăng mạnh trở lại do thị trường ghi nhận thêm nhiều tác động tiêu cực của dịch viêm phổi do virus Corona ở Vũ Hán.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...