Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực

Tối qua (6/2), tại Hà Nội đã diễn ra chương trình "Giao lưu tất niên năm Đinh Dậu giữa Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp TP. Hà Nội (HBA) và Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) với l
Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực

Chương trình là dịp để lãnh đạo và Ban chấp hành các bên gặp gỡ, tri ân và tổng kết lại quãng thời gia hoạt động trong một năm vừa qua cũng như là để chào mừng một năm mới sắp đến. Đây cũng là sự kiện được tổ chức thường niên trong suốt nhiều năm qua.

Đến dự chương trình có sự hiện diện của TS. Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ Tịch Hội đồng Trung Ương các Hiệp hội Doanh Nghiệp Việt Nam; GS.TS.NGND Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đại diện Ban chấp hành HBA, Ban chấp hành VACOD; các thầy cô, viện trưởng, đại diện các phòng ban của trường Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. 

TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch HBA, Chủ tịch VACOD, thành viên Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch HBA, Chủ tịch VACOD, thành viên Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội


TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch HBA, Chủ tịch VACOD, thành viên Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, “đây là chương trình đã được tổ chức thường niên trong suốt hơn 10 năm nay và đã trở thành một sự kiện truyền thống của Ban lãnh đạo hai Hiệp hội với lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và các doanh nghiệp. Chính vì vậy, chương trình không chỉ là hoạt động gặp gỡ, tổng kết cuối năm mà còn là hoạt động mang giá trị văn hoá của HBA, VACOD và Đại học Quốc gia Hà Nội”.

PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội 

PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng khẳng định, “đây là cơ hội để lãnh đạo các bên gặp gỡ và tổng kết lại những thành công, thành tựu trong suốt một năm hoạt động. Đây còn là dịp để lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và các doanh nhân trên địa bàn Thủ đô trao đổi, xây dựng mối quan hệ mật thiết hơn nữa trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Thủ đô và toàn đất nước”. 

Với những ý nghĩa như vậy, buổi "Giao lưu tất niên năm Đinh Dậu giữa Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp TP. Hà Nội (HBA) và Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) với lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội" chính là không gian để tạo dựng thêm nữa mối quan hệ mật thiết giữa những người truyền tri thức và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, góp phần thắt chặt tính cung cầu trong đào tạo nhân lực để tích cực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, tạo đà phát triển kinh tế theo hướng bền vững và thiết thực hơn.  

Những hình ảnh tại buổi giao lưu:

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 3

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 4

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 5

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 6

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 7

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 8

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 9

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 10

Giao lưu tất niên HBA-VACOD-ĐHQGHN: Thắt chặt quan hệ cung cầu nguồn nhân lực ảnh 11

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.