Giới tỷ phú Mỹ đua nhau rót tiền cho Hillary Clinton

Đến thời điểm này, các tỷ phú tài trợ cho Donald Trump tỏ ra kém hào phóng hơn... Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton có vẻ sẽ nhận được lá phiếu từ những người giàu nhất nước
Giới tỷ phú Mỹ đua nhau rót tiền cho Hillary Clinton

Đến thời điểm này, các tỷ phú tài trợ cho Donald Trump tỏ ra kém hào phóng hơn...

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton có vẻ sẽ nhận được lá phiếu từ những người giàu nhất nước Mỹ. Chí ít thì bà cũng đã được họ ủng hộ nhiều tiền hơn so với đối thủ đến từ Đảng Cộng hòa Donald Trump.

Theo tin từ Bloomberg, chiến dịch tranh cử Tổng thống của cựu Ngoại trưởng Mỹ đã nhận được số tiền 21,1 triệu USD từ 17 nhà tài trợ người Mỹ có tên trong xếp hạng 400 người giàu nhất hành tinh Bloomberg Billionaires Index.Trong khi đó, “ông trùm” bất động sản chỉ nhận được số tiền tài trợ 1,02 triệu USD từ 12 thành viên của xếp hạng nói trên.Vai trò của giới nhà giàu trong nền chính trị Mỹ đang bị săm soi trong bối cảnh bất bình đẳng thu nhập gia tăng đã dẫn tới sự nổi lên của các ứng cử viên dân túy. Mặc dù vậy, số tiền mà các tỷ phú thuộc danh sách Bloomberg Billionaires Index tài trợ cho bà Hillary và ông Trump chỉ chiếm 3% tổng số 708 triệu USD mà hai ứng cử viên này huy động được - theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Bầu cử Liên bang.“Ông trùm” đầu cơ George Soros là vị tỷ phú hào phóng nhất khi tài trợ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay. Ông đã rót cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton 11,9 triệu USD. Là một người gốc Hungaria nhập cư vào Mỹ, Soros là người giàu thứ 17 ở nước này với khối tài sản khoảng 24,7 tỷ USD.Nhà đồng sáng lập quỹ đầu cơ Renaissance Technologies, tỷ phú James Simons, xếp thứ nhì trong danh sách các nhà tài trợ tỷ phú của cựu đệ nhất phu nhân. Ông Simons đã tài trợ cho bà Clinton 7 triệu USD.Trong số các tỷ phú Mỹ thuộc xếp hạng của Bloomberg tài trợ cho bà Clinton, người tài trợ ít nhất chi 2.700 USD.Đến thời điểm này, các tỷ phú tài trợ cho Trump tỏ ra kém hào phóng hơn. Vị tỷ phú rót nhiều tiền nhất cho Trump theo như được công bố là Bradley Wayne Hughes, Sr., nhà đồng sáng lập công ty bất động sản American Homes 4 Rent, với số tiền tài trợ 449.000 USD.Tỷ phú Tamara Hughes Gustavson, con gái của ông Hughes, cổ đông lớn nhất của American Homes 4 Rents, tài trợ cho Trump 25.000 USD.Trong danh sách các tỷ phú Mỹ rót tiền cho Trump, người tài trợ ít nhất rót 2.000 USD cho ứng cử viên này.Một số tỷ phú khác - như “đại gia” sòng bạc Sheldon Adelson, người giàu thứ 15 ở Mỹ, và nhà đồng sáng lập hãng nội thất Home Depo, tỷ phú giàu thứ 77 tại Mỹ Bernard Macus - đã tuyên bố ủng hộ Trump, nhưng hiện chưa rót tiền cho ông. Hồi tháng 5, Macus cam kết tài trợ cho Trump 3 triệu USD, trong khi có một số nguồn tin nói Adelson dự định ủng hộ Trump 5 triệu USD.Còn 40 tỷ phú khác trong Bloomberg Billionaires Index từng tài trợ cho các ứng cử viên Cộng hòa là đối thủ của Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ. Tuy nhiên, đến nay, các tỷ phú này vẫn chưa chịu ủng hộ Trump.Thậm chí, trong số này, nhiều nhà tài trợ lâu năm của Đảng Cộng hòa như anh em tỷ phú David và Charles Koch, người giàu thứ 5 và 6 ở Mỹ, đã từ chối ủng hộ Trump.

Diệp Vũ/vneconomy

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…