Hà Nội: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,7% so với năm 2019

Sở Công thương Hà Nội cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 12 ước tính tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,7% so với năm 2019.
Hà Nội: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,7% so với năm 2019

Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội ngành chế biến, chế tạo tăng 5,1% và tăng 6,4%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5% và tăng 6,7%; ngành cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 2,8% và tăng 4,8%; ngành khai khoáng tăng 2,8% và giảm 6,9%. Tính chung quý IV/2020, chỉ số IIP tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,2%; ngành khai khoáng giảm 9,3%.

Tính chung cả năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,7% so với năm 2019, là mức tăng thấp trong nhiều năm gần đây. (Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2017 tăng 8,01%; năm 2018 tăng 7,29%; năm 2019 tăng  8,45%).

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm tỉ trọng 96,5% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp) tăng 4,6% so với năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số sản xuất tăng khá là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 25,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 15,1%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,4%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,6%.

Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Sản xuất đồ uống giảm 13,9% (do tác động của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ nên nhu cầu tiêu thụ bia, rượu trên thị trường giảm mạnh); sản xuất phương tiện vận tải giảm 10,6% (do khó khăn trong khâu nhập khẩu vật liệu, linh kiện, phôi thép để sản xuất sản phẩm chuyên dụng); sản xuất trang phục giảm 2,1%; sản xuất da và sản phẩm liên quan giảm 3,3% (do ảnh hưởng dịch COVID-19 trên thế giới nên các đơn hàng xuất khẩu giảm nhiều so với cùng thời điểm năm trước, đồng thời thị trường tiêu thụ trong nước cũng chậm lại).

Ngành sản xuất và phân phối điện năm 2020 tăng 6,1% so với năm trước; ngành cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,4%; ngành công nghiệp khai khoáng giảm 9,6% nhưng do chiếm tỉ trọng nhỏ nên không tác động nhiều đến tăng trưởng chung toàn ngành công nghiệp.

Năm 2020, thành phố Hà Nội thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo như hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai 19 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập và tiếp tục thẩm định 09 cụm công nghiệp; ưu tiên sản xuất các sản phẩm thuốc, dụng cụ y tế và hóa chất; hướng đến sản xuất sản phẩm công nghệ cao thời gian tới. 

Cũng theo Sở Công thương Hà Nội, chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; tính chung cả năm tăng 0,6% so với năm 2019, trong đó một số ngành sản phẩm có chỉ số tiêu thụ tăng cao là thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 85%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 20,4%; thực phẩm chế biến tăng 13,7%; hóa chất và sản phẩm từ hóa chất tăng 13,5%; cao su và plastic tăng 12,7%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,6%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 10,1%; thuốc lá tăng 5,8%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm như: Kim loại giảm 4,3%; máy móc thiết bị giảm 7,2%; trang phục giảm 7,4%; xe có động cơ giảm 10%; phương tiện vận tải giảm 14,6%; đồ uống giảm 24,8%.

Chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến cuối năm 2020 tăng 44,7% so với cuối năm 2019, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao như Xe có động cơ tăng 95,2%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 91,9%; trang phục tăng 81,7%; chế biến thực phẩm tăng 69,9%; sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 64,2%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 63,6%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 48,1%. Một số ngành công nghiệp có chỉ số tồn kho giảm như: Kim loại giảm 11,5%; phương tiện vận tải khác giảm 49,8%; thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 64,5%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 82,4%.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...