Hà Nội chốt sáp nhập 348 thôn, tổ dân phố

Sau khi được HĐND TP. Hà Nội thông qua, Hà Nội có 348 thôn, tổ dân phố thực hiện sáp nhập. Số thôn, tổ dân phố thành lập mới sau khi sáp nhập là 123 thôn, 36 tổ dân phố.
Hà Nội chốt sáp nhập 348 thôn, tổ dân phố

Tại kỳ họp thứ 12 (kỳ họp không thường xuyên), HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 12 huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019.

Theo Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, đây là việc thực hiện theo căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 3/12/2018 và Nghị định 34/2019/NĐ-CPvà các kế hoạch của Thành ủy về chủ trương kiện toàn thôn, tổ dân phố gắn với kiện toàn các tổ chức chính trị cơ sở; UBND thành phố đã xây dựng đề án tiếp tục kiện toàn thôn, tổ dân phố đồng thời chỉ đạo các địa phương rà soát thực trạng về tổ chức thôn, tổ dân phố trên địa bàn, dự kiến phương án sắp xếp, sáp nhập  thôn, tổ dân phố chưa bảo đảm điều kiện quy mô theo quy định.

Hiện nay, toàn Thành phố có 7.968 thôn, tổ dân phố (2.510 thôn và 5.458 tổ dân phố). Tổng số thôn tổ dân phố trong diện phải sáp nhập theo quy định là 4115. Trong đó: 223 thôn (có số hộ gia đình dưới 150 hộ); 3.892 tổ dân phố (có số hộ gia đình dưới 225 hộ gia đình).

Nhìn chung, hệ thống thôn, tổ dân phố thuộc thành phố Hà Nội đã thể hiện vai trò là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, duy trì bản sắc và truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, của dân tộc.

Tuy nhiên, quy mô của các thôn, tổ dân phố vẫn có sự khác biệt, dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức hội họp của chính quyền xã, phường đối với thôn, tổ dân phố còn gặp khó khăn và hiệu quả chưa cao.

Tại một số phường, nhiều tổ dân phố có quy mô số hộ nhỏ, số lượng đảng viên và thành viên của các đoàn thể ít, không đủ điều kiện để thành lập các tổ chức này theo địa bàn tổ dân phố, mà phải tổ chức theo liên tổ dân phố dẫn đến hiệu quả hoạt động của chi bộ đảng và đoàn thể ở một số cơ sở còn chưa cao, chưa phát huy được sự chủ động, tập trung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Việc kiện toàn thôn, tổ dân phố của 12 huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2019 bao gồm huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm, Mê Linh, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín và Thị xã Sơn Tây.

Sau khi được thông qua, số thôn, tổ dân phố thực hiện sáp nhập là 263 thôn, 85 tổ dân phố. Số thôn, tổ dân phố thành lập mới sau khi sáp nhập là 123 thôn, 36 tổ dân phố. Số thôn, tổ dân phố đổi tên là 53.

Đánh giá của HĐND TP. Hà Nội cho thấy, việc kiện toàn thôn, tổ dân phố, để có quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền cơ sở; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ dân phố, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân theo chỉ đạo của Thành ủy là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...