Hà Nội có thêm 65 dự án FDI, vốn đăng ký đạt 13,1 triệu USD

Theo Cục Thống kê, trong tháng 8, thành phố Hà Nội có 65 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,1 triệu USD.
Hà Nội có thêm 65 dự án FDI, vốn đăng ký đạt 13,1 triệu USD

Trong đó có 54 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; 11 dự án liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, có 7 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư bổ sung đạt 3,7 triệu USD.

Cũng trong tháng này, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp đạt 776 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/8, tổng vốn đăng ký của các dự án thành lập mới và dự án bổ sung tăng vốn trên địa bàn Hà Nội đạt 646 triệu USD, trong đó đăng ký mới 540 dự án với số vốn đạt 284 triệu USD; 130 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 362 triệu USD.

Như vậy, trong 8 tháng năm 2019, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp đạt 5.174 triệu USD. Số dự án chấm dứt, tạm ngừng, giải thể hoạt động là 27 dự án, trong đó 24 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên doanh, liên kết là 3 dự án.

Trong năm 2019, Hà Nội tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI, nhất là trong các lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư.

Hà Nội thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực.

Cùng với đó, thành phố cũng tăng cường xúc tiến đầu tư, thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Hà Nội đặt mục tiêu  giải ngân FDI đạt trên 2,3 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...