Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề truyền thống

UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 68/QĐ-UBND về việc Công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2018.
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề truyền thống

Theo đó, Thành phố công nhận 3 làng nghề đạt danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2018 gồm: Làng nghề truyền thống mộc mỹ nghệ An Định, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín; Làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ; Làng nghề truyền thống đậu chài Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh.

Mỗi làng nghề đạt danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2018 được UBND Thành phố tặng Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” năm 2018, kèm theo tiền thưởng là 5 triệu đồng. Số tiền này được trích từ Quỹ khen thưởng của Thành phố chuyển cho Sở Công Thương thực hiện.

Hà Nội hiện hội tụ nhiều làng nghề nhất cả nước, với khoảng 1.350 làng có nghề. Đặc biệt, chữ Hàng gắn tên ở mỗi con phố Hà Nội đã thể hiện sự hội tụ các ngành nghề truyền thống lâu đời. Ở đâu đó, những con phố Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Chiếu..

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng hơn 300 làng nghề được công nhận; thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề truyền thống phổ biến ở mức từ 4 đến 5 triệu đồng/lao động/tháng.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...