Hà Nội đề xuất hộ kinh doanh phải mở tài khoản riêng để quản lý thuế

Góp ý về hồ sơ chính sách dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), Hà Nội đề xuất bổ sung quy định hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng/giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh...

Hà Nội đề xuất hộ kinh doanh phải mở tài khoản riêng để quản lý thuế

Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp ý kiến góp ý cho Hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), trong đó có nhiều nội dung liên quan đến hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang được các địa phương, tổ chức đề xuất điều chỉnh theo hướng siết chặt quản lý, tiệm cận mô hình doanh nghiệp.

Liên quan đến nội dung đổi mới phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, UBND thành phố Hà Nội đề xuất bổ sung quy định hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng/giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.

Việc áp dụng quy tắc tạo tài khoản giao dịch riêng phục vụ cho hoạt động kinh doanh giúp kiểm soát dòng tiền thuận tiện hơn.

Hà Nội cũng đề nghị bổ sung quy định liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh, tương tự như đăng ký doanh nghiệp, giảm thủ tục hành chính cho người nộp thuế.

Về quy định áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, UBND thành phố Hà Nội cho rằng cần làm rõ ngưỡng doanh thu và tính khả thi: “Đề xuất sửa đổi nội dung quy định chi tiết về ngưỡng doanh thu cho hộ kinh doanh phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Việc yêu cầu này trong Luật chưa phù hợp với thực tế, trong bối cảnh nền kinh tế phát sinh nhiều mô hình mới”.

Trước lộ trình bỏ thuế khoán từ năm 2026, UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định về việc kê khai thuế, tần suất kê khai, mẫu tờ khai đơn giản để hộ kinh doanh dễ thực hiện.

Cũng góp ý liên quan đến việc xóa bỏ thuế khoán đối với hộ và cá nhân kinh doanh từ năm 2026, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng đây là cần thiết. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá tác động cho thấy giai đoạn đầu triển khai (2025-2026) có thể gây quá tải hệ thống do hàng triệu hộ kinh doanh cùng chuyển đổi.

Chi phí tuân thủ theo quy định mới có thể dao động từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng mỗi năm, đặt ra yêu cầu cấp thiết về các chính sách hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Dự thảo hiện tại chưa đề cập đến các giải pháp khắc phục khó khăn này.

Viện đề xuất một lộ trình chuyển đổi kéo dài 5 năm, chia thành ba giai đoạn:

Năm 1-2: chuẩn bị nền tảng kỹ thuật, phần mềm, tập huấn, truyền thông.

Năm 2-4: triển khai thí điểm kê khai bắt buộc với nhóm hộ có doanh thu lớn.

Năm 4-5: áp dụng đại trà, chấm dứt hoàn toàn cơ chế khoán.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...