Hà Nội phong toả nơi cư trú và quán pizza của "ca Covid-19 tương đối phức tạp!"

Sáng 29/7, công an Hà Nội đã phong tỏa một nhà hàng pizza tại số 106 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội).
Cơ quan chức năng tiến hành phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Báo Tiền phong
Cơ quan chức năng tiến hành phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Báo Tiền phong

Thông tin ban đầu cho biết ca nghi nhiễm là một nam nhân viên của quán. Người này đi Đà Nẵng du lịch cùng gia đình (khoảng 29 người) từ ngày 12 đến ngày 15/7.

Đến ngày 23/7, nam nhân viên sốt nhẹ kèm ho có đờm đặc. Ngày 28/7, người này đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và được hướng dẫn nhập viện cách ly. Kết quả xét nghiệm lần 1 cho thấy nam nhân viên này dương tính với SARS-CoV-2.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã xác nhận thông tin về ca nhiễm mới. Hiện, thành phố đang gấp rút triển khai công tác khoanh vùng, điều tra, truy nguồn gốc những người có liên quan đến ca nghi nhiễm này. 

“Trường hợp này tương đối phức tạp”, ông Chung nói.

Thông tin thêm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho hay người này có biểu hiện sốt, ho khi về từ Đà Nẵng đã nhập viện, theo dõi và cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2).

"Đây mới chỉ là ca nghi nhiễm và cần phải xét nghiệm lại để khẳng định", ông Tuấn nói.

Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) - nơi cư trú của trường hợp nghi nhiễm COVID-19 trên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.