Hà Nội sẽ bổ sung thêm 25 hồ ở khu vực nội thành

Hà Nội đưa ra kế hoạch giai đoạn 2016-2020, sẽ tiến hành đào và bổ sung thêm 25 hồ ở khu vực nội thành. Điều này sẽ giảm áp lực ngập lụt khi mưa lớn tại Hà Nội.
Hà Nội sẽ bổ sung thêm 25 hồ ở khu vực nội thành

Sáng 26/8, trả lời chất vấn các đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề Hà Nội thường xuyên úng lụt cục bộ mỗi khi mưa gây bức xúc cho người dân, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP. Hà Nội đã nhận thức được vấn đề này, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, từ năm 2002 TP. Hà Nội được xây dựng 2 dự án giai đoạn thoát nước bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Hiện nay giai đoạn 1 đã hoàn thành, giai đoạn 2 cũng cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, dù có hoàn thành cả giai đoạn 1 và 2 thì đối với các quận nội thành Hà Nội cũ và một phần quận Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ nếu lượng mưa trên 120mm thì vẫn ngập lụt cục bộ.

Với toàn bộ vùng phía Tây của Hà Nội (quận Hà Đông, Cầu Giấy) Hà Nội đã xây dựng dự án làm cống Liên Mạc và nạo vét đối với sông Tô Lịch, sông Nhuệ sau khi hoàn thành sẽ khắc phục được vấn đề ngập lụt tại phía Tây.

"Cùng với đó, Hà Nội đã đưa ra kế hoạch giai đoạn 2016-2020 tiến hành đào và bổ sung thêm 25 hồ ở khu vực nội thành. Trong đó có những hồ rất lớn như Hồ Công viên CV1 tại khu vực Cầu Giấy rộng 32ha trong đó 19ha mặt hồ. “Từ nay đến năm 2020 với 25 hồ được đào mới thì sẽ giảm áp lực ngập lụt khi mưa lớn tại Hà Nội”, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đang tiến hành nạo vét 128 hồ quận nội thành, trong đó có Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm. Hồ Tây hiện đang có dự án nạo vét 1,5 triệu m3 bùn nếu xong dự án này vào tháng 2/2018 thì sẽ tăng thêm khoảng hơn 1 triệu m3 nước.

Hà Nội cũng đang tập trung xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải của sông Tô Lịch, hiện nay dự án xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270m3/ngày/đêm cũng sẽ giúp giảm ngập úng cục bộ trong các quận nội thành.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng cho rằng, đô thị Hà Nội vẫn còn nhếch nhác. Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể để khắc phục như hạ ngầm hệ thống điện và cáp viễn thông, với cơ chế mới từ sau hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 12/2016 đã kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân đầu tư và hạ ngầm toàn bộ các tuyến liên quan đến cáp viễn thông và đường dây điện. Trong năm 2016, Thành phố đã hạ được 19 tuyến và từ đầu năm 2017 đến nay hạ được 72 tuyến.

Đồng thời, Hà Nội sẽ chỉnh trang lại toàn bộ hệ thống chiếu sáng, trong đó sẽ thay thế bằng đèn tiết kiệm điện, kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân thay thế bằng hệ thống đèn LED cho Hà Nội, sẽ giúp giảm được 2/3 điện năng đang phải dùng cho hệ thống chiếu sáng công cộng. Thành phố cũng sẽ trồng mới, bổ sung cho hệ thống cây xanh; chỉnh trang lại mặt tiền các tuyến phố, gồm các biển hiệu, biển quảng cáo...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...