Hà Nội: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm bằng 94,8% so với cùng kỳ

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, bước sang tháng 5, “trạng thái bình thường mới” được thiết lập.
Hà Nội: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm bằng 94,8% so với cùng kỳ

Đây là báo cáo tại hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020 vào sáng nay 29/5. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng.

Hội nghị do đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP thành phố chủ trì.

Cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 12,3% so với tháng 4 và tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019; lũy kế 5 tháng đầu năm tăng 2,6% (cùng kỳ tăng 7,1%). Có 25/46 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng sản lượng, trong đó, 15 sản phẩm tăng cao trên 10% (Thuốc kháng sinh dạng viên tăng 39,7%; Thuốc kháng sinh dạng bột tăng 33,7%; Dược phẩm khác tăng 84,4%; Sách, vở và giấy tăng 39,4%;... ). Bên cạnh sản phẩm tăng, có 21/46 sản phẩm giảm sản lượng.

Tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ tháng 5 tăng 20,9% so với tháng 4 và tăng 7,7% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng đầu năm tăng 3,3% (cùng kỳ tăng 10,4%). Kim ngạch xuất khẩu tháng 5 tăng 4,7% so với tháng 4, giảm 13,7% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng giảm 8,5% (cùng kỳ tăng 6,8%). Tổng doanh thu ngành vận tải, dịch vụ hỗ trợ tháng 5 tăng 34,7% so tháng 4, giảm 0,3% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng đầu năm giảm 6,5% (cùng kỳ tăng 11,7%). Tổng lượng khách du lịch 5 tháng đầu năm giảm 65,5% (cùng kỳ tăng 4,7%), trong đó khách quốc tế giảm 64,8% (cùng kỳ tăng 4,4%).

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm ước đạt 102.923 tỷ đồng, đạt 36,9% dự toán, bằng 94,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 19,2%). Chi ngân sách địa phương thực hiện 23.724 tỷ đồng, đạt 23% dự toán. 

Các chỉ số về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2019 tiếp tục duy trì xếp hạng khá: Chỉ số PCI đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm trước), năm thứ 2 liên tiếp duy trì vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số PAR Index đạt 84,64%, năm thứ 3 liên tiếp duy trì vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố.

Các chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) còn ở vị trí thấp: Chỉ số SIPAS đạt 80,09%, mặc dù năm thứ 2 liên tiếp đạt trên 80% và hoàn thành mục tiêu Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy, tuy nhiên, thấp hơn năm 2018 (83%) và xếp vị trí 52/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số PAPI đạt 41,53 điểm, xếp thứ 59/63 tỉnh, thành phố, giảm 6 bậc so với năm 2018.

Thu hút đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm đạt 1.056 triệu USD. Thu hút vốn đầu tư trong nước đạt 9,16 nghìn tỷ đồng (4 dự án mới, 26 dự án điều chỉnh tăng vốn).

Có 12.260 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký 181,4 nghìn tỷ đồng, giảm 10% về số lượng nhưng tăng 9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ; 1.261 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể (tăng 25%); 7.075 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 49%); 3.669 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 24% so với cùng kỳ).

Hệ thống hạ tầng đô thị tiếp tục được duy trì; đảm bảo cung cấp điện, nước, thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh, chiếu sáng. Đã hạ ngầm dây cáp tại 15 tuyến phố, tiếp tục thực hiện tại 04 tuyến phố. Triển khai đấu thầu các dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp. Các Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị đã kiểm tra 9.062 công trình (100% số công trình xây dựng), qua đó, phát hiện, lập hồ sơ xử lý 176 trường hợp vi phạm (tỷ lệ 1,94%); UBND cấp huyện, cấp xã đã xử lý dứt điểm 94/176 trường hợp (tỷ lệ 53,41%), đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 82 trường hợp còn lại. 

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô được tổ chức tốt, đặc biệt, Thành phố đã chủ trì phối hợp các bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức thành công Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục được chỉ đạo sát sao, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và xã hội. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp của Thành phố đã tích cực vận động ủng hộ phòng, chống dịch Covid19 bằng tiền mặt, hàng hóa, máy móc, trang thiết bị y tế tổng trị giá trên 172 tỷ đồng.

An sinh xã hội được đảm bảo, các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Trên 99,9% số đối tượng là người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo bị ảnh hưởng dịch Covid-19 đã được nhận hỗ trợ với số tiền khoảng 474,1 tỷ đồng; Thành phố tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 hỗ trợ đối với người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Xét duyệt cho vay từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho 22.926 lao động với số tiền 1.009 tỷ đồng; duyệt trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 22.188 người với số tiền 496,2 tỷ đồng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các lĩnh vực khác tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…