Hà Nội: Tổng thu du lịch tăng gần 30% so với cùng kỳ

Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng thu từ khách du lịch 6 tháng đầu năm của Thủ đô ước đạt 50.242 tỷ đồng, tăng 29,8% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Tổng thu du lịch tăng gần 30% so với cùng kỳ

Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 6, ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,6 triệu lượt, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn ước đạt 72,7% tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2018, duy trì mức công suất tốt. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 4 - 5 sao tại Hà Nội đạt khoảng 80%.

Hà Nội cũng đã vượt qua Tokyo (Nhật Bản), Hồng Kông (Trung Quốc) và Sydney (Australia) để đứng thứ 15 trong danh sách 25 điểm đến ưa thích nhất năm 2019 do chuyên trang du lịch TripAdvisor bình chọn. Đây là những kết quả đáng mừng, cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của thành phố, các cơ quan quản lý và các đơn vị lữ hành trong suốt thời gian qua.

Để nâng cao chất lượng điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố, vừa qua Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức cuộc họp về việc lấy ý kiến xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá công nhận khu, điểm du lịch chất lượng cao và đề xuất danh mục các khu, điểm du lịch cần tập trung đầu tư. Việc xin ý kiến đã nhận được nhiều thông tin phản hồi của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã cùng các lực lượng chức năng kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch tại một số đơn vị trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện mục tiêu lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 28,945 triệu lượt trong năm 2019, Sở đã đưa ra nhiều giải pháp trong 6 tháng cuối năm như: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ du lịch; thúc đẩy tiến độ các đề án, dự án phát triển du lịch; phát huy nguồn lực của doanh nghiệp xây dựng khách sạn và cơ sở lưu trú, khu du lịch; nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa; nhân rộng mô hình hoạt động du lịch sinh thái; tăng cường quảng bá du lịch Hà Nội phong phú và hiệu quả.

Đặc biệt, phối hợp mở các chương trình kết nối tour, tuyến; liên kết với các tỉnh thành có tiềm năng du lịch; đào tạo nguồn nhân lực cao; hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến du lịch - thương mại…

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.