Hà Nội vận hành hơn 100 trạm bơm phòng chống úng ngập

Để chủ động ứng phó với tình trạng ngập úng cho cây trồng do mưa liên tục diễn ra trong những ngày qua, các doanh nghiệp thủy lợi của Hà Nội tiếp tục vận hành 101 trạm bơm tiêu úng.
Hà Nội vận hành hơn 100 trạm bơm phòng chống úng ngập

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với áp cao cận nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới, những ngày qua, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to, khiến một số diện tích cây trồng khu vực ngoại thành bị ngập úng.

Theo tổng hợp từ các địa phương, tính đến hết sáng ngày 18/7, trên địa bàn Hà Nội có 167ha lúa mới cấy thuộc các huyện Ba Vì (32ha), Thạch Thất (50ha), Quốc Oai (85ha) bị ngập nước. Đây là những khu vực gần hệ thống các sông, vùng trũng thấp và có hệ thống thủy lợi còn hạn chế. Với nhận định hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây mưa trong 2 ngày tới, nhiều khả năng diện tích cây trồng, trọng tâm là lúa bị ngập úng sẽ còn tăng cao.

Để chủ động ứng phó với tình trạng ngập úng, sáng ngày 18/7, 5 doanh nghiệp thủy lợi của Hà Nội tiếp tục vận hành 101 trạm bơm tiêu với 320 máy bơm có tổng lưu lượng bơm khoảng 1.040.500m3/h, để tiêu thoát nước đệm, phòng chống úng ngập cho những khu vực sản xuất dễ bị tổn thương…

Trước tình hình ngập úng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội Chu Văn Tuấn đề nghị, Công ty Điện lực Hà Nội đảm bảo an toàn về điện, kịp thời khắc phục sự cố, ưu tiên cấp đủ điện cho các trạm bơm hoạt động hết công suất phục tiêu úng ngập.. Hiện nay, mực nước một số hồ chứa nước trên địa bàn Thành phố đang đạt mức thiết kế, do đó các đơn vị quản lý hồ và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đảm bảo an toàn hồ đập.

Ông Tuấn cũng đề nghị, 5 doanh nghiệp thủy lợi, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố thường xuyên theo dõi diễn biến mưa và tình hình ngập úng để có biện pháp chống úng kịp thời, tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi; cử cán bộ thường trực, tổng hợp số liệu báo cáo về Sở NN&PTNT Hà Nội để Thành phố nắm bắt, chỉ đạo kịp thời theo quy định.

Theo bản tin của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia) phát đi trưa ngày 18/7: Mực nước lúc 7h ngày 18/7/2018 tại Hà Nội cảnh báo: Từ ngày 18 - 21/7, hạ lưu sông Hồng - Thái Bình, sông Đáy, sông Hoàng Long và các sông trong khu vực sẽ xuất hiện một đợt lũ. Biên độ lũ lên ở hạ lưu sông Hồng - Thái Bình từ 1 - 2,5m. Sông Đáy, sông Hoàng Long và các sông khác trong khu vực từ 1 - 2m.

Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Hoàng Long có khả năng ở mức báo động 1- 2; hạ lưu sông Hồng - Thái Bình và các sông khác trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ ở mức dưới báo động 1.Theo đó, các địa phương cần đề phòng lũ quét ở vùng núi trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất có tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc; ngập úng tại vùng trũng và khu đô thị như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...