Hàng loạt cổ phiếu BĐS tăng phi mã với khối lượng giao dịch "khủng"

Hàng loạt mã cổ phiếu địa ốc đang phi mã với lượng giao dịch khủng. Niềm tin đang trở lại hay là sự cộng hưởng của “cá mập” và dân lướt sóng?
Hàng loạt cổ phiếu BĐS tăng phi mã với khối lượng giao dịch "khủng"

Hàng loạt cổ phiếu BĐS tăng phi mã với khối lượng giao dịch "khủng" ảnh 1

Những sắc xanh ấn tượng

Trong nhóm cổ phiếu (CP) tăng trưởng mạnh, Novaland (NVL) không nằm ngoài dự đoán. Giá CP của tập đoàn này đang ở mức 68 nghìn đồng/CP. Trên thị trường nhà đất, tập đoàn này chưa bung dự án mới nào. Nhưng tên tuổi và quỹ đất “khủng” đang nắm giữ, đủ sức tạo hấp lực đối với nhà đầu tư.

Thống kê cho thấy, trong 15 phiên giao dịch gần nhất, CP này có đến 10 phiên tăng giá với lượng giao dịch trên 1 triệu CP mỗi phiên. CP này cũng đã vượt xa so với mức niêm yết 50 nghìn đồng/CP vào cuối tháng 12.2016.

Một mã CP khác đang “trở lại đường đua” là DRH của Công ty cổ phần Căn Nhà Mơ Ước đang đạt mức trên 24 nghìn đồng/CP và sắp sửa chạm trần. Đây là một CP nhiều “ẩn số” nhất thị trường chứng khoán khi đã có nhiều phiên kịch trần vào năm trước.

Sau một giai đoạn chững lại, CP này đang có nhiều phiên tăng trưởng liên tiếp. Từng bị nghi vấn “xanh vỏ đỏ lòng”, DRH đang tạo niềm tin cho nhà đầu tư bằng việc tăng tỷ lệ vốn sở hữu tại Khoáng sản Bình Dương (KSB) và lập dự án D-Vela ở mặt tiền đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7). Theo thông tin mà Dân Việt có được, pháp nhân này sắp sửa lập dự án khác trong chuỗi D-Vela tại Bến Bình Đông (quận 8) và sở hữu quỹ đất khủng tại khu Đông.

Một mã CP khác tăng trưởng ấn tượng là TDH của Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức. Sau nhiều phiên tăng trưởng liên tiếp, CP này đang gần chạm mốc 13 nghìn đồng/CP với lượng giao dịch hàng triệu CP nhiều phiên liên tiếp. Đây là con số vô cùng ấn tượng nếu so sánh với cùng thời điểm tháng trước, CP này chỉ quẩn quanh ở mức chưa đến 9 nghìn đồng/CP.

Điều này đồng nghĩa với việc người nắm giữ CP TDH đang có lợi nhuận 30% hoặc cao hơn, tùy thời điểm. Không ra dự án mới trong thời gian dài, câu trả lời cho “hấp lực” TDH có thể là từ việc doanh nghiệp này đã thâu tóm quỹ đất lớn sau thương vụ với Fideco và sắp bung những dự án tầm vóc.

Xanh… cục bộ

Thị trường địa ốc đầu năm có vẻ đang có xu hướng chững lại. Sự tăng trưởng của CP địa ốc đang ở chiều ngược lại. Điều này có phải là một nghịch lý? Một chuyên gia địa ốc lý giải: Sắc xanh của một vài mã CP không bao quát được cả thị trường. Đây chỉ là những biến động cục bộ dựa trên các yếu tố nội tại của DN.

Vị này lý giải, sự hưng phấn của cổ phiếu địa ốc có thể là hiệu ứng từ việc hàng loạt CP xây dựng tăng mạnh thời điểm trước đó. Đơn cử như CP Hòa Bình, nhất là “cơn điên” ROS. “Vết dầu loang” tâm lý này khiến nhà đầu tư rót tiền vào lĩnh vực kề cận. Nhìn chung, CP địa ốc phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý và rất khó đoán định”- vị này nói.

Chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển thì phân tích: Sự tăng trưởng của cổ phiếu nói chung đang không phản ánh đúng thực tại của kinh tế vĩ mô. Lực đẩy này có phần xuất phát từ sự lạc quan thái quá từ các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực địa ốc, không khó để lý giải sự tăng tốc của CP khi lực lượng nhà đầu tư lướt sóng đang tăng mạnh.  Nhà đầu tư ngắn hạn thường săn đón những mã chưa tăng trưởng để “gom” CP. Điều này lý giải vì sao có sự dịch chuyển sắc xanh cổ phiếu từ DN này sang DN khác. “Nhìn chung, trong thị trường hiện tại. Mã cổ phiếu của những DN có quỹ đất hoặc sản phẩm lớn ngoài thị trường vẫn dễ “lọt mắt xanh” của nhà đầu tư nhất và cũng có biên độ an toàn lớn nhất”- ông Hiển kết luận.

Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...