Hàng loạt dự án BOT thua lỗ, bài 2: Áp lực nợ xấu lên nhiều ngân hàng vốn nhà nước

85-90% vốn đầu tư dự án BOT được vay từ ngân hàng, hiện nay, đa phần các dự án BOT đang trong tình trạng thua lỗ hoặc hoạt động cầm chừng đã gây áp lực nợ xấu rất lớn lên các ngân hàng cho vay, trong đó có nhiều ngân hàng vốn nhà nước.
Hàng loạt dự án BOT thua lỗ, bài 2: Áp lực nợ xấu lên nhiều ngân hàng vốn nhà nước

Sai lệch “tôn chỉ” của BOT

Theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư nêu rõ: Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng.

Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh dianh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cũng tại khoản 1, 2 điều 10 của Nghị định 63/2018/NĐ-CP, quy định vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tu như sau: Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo hợp đồng dự án đã ký kết.

Những quy định này về cơ bản không có gì khác với Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về hình thức đầu tư đối tác công tư.

Cần phải khẳng định, đầu tư các dự án BOT trong bối cảnh ngân sách Nhà nước hạn hẹp thì việc đầu tư các công trình giao thông theo dạng BOT là hoàn toàn phù hợp, nhưng phải phù hợp với thực tiễn, đúng bản chất của BOT.

Điều đáng phải bàn là, dù nói doanh nghiệp đầu tư dự án BOT nhưng thực chất vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này lại rất thấp so với mức đầu tư ban đầu. Một điều đáng chú ý, nguồn vốn đầu tư vào các dự án BOT chủ yếu là nguồn vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu vay để làm BOT.

Nguồn vốn đầu tư dự án BOT phần lớn từ vay các tổ chức tín dụng và ngân hàng khiến dư luận cho rằng, chủ đầu tư BOT hưởng lợi khi “tay không bắt giặc”, và ai sẽ phải chịu thiệt khi không đảm bảo phương án tài chính?

“Kết quả huy động vốn thực hiện các dự án BT, BOT không đạt được mục tiêu đa dạng các nguồn vốn, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; xác định phương án tài chính thiếu chính xác, nhất là phương án thu phí giao thông. Ngoài số vốn góp tương ứng từ 12% - 15% của nhà đầu tư, phần còn lại 100% là vốn vay ngân hàng với lãi suất cao, không có nguồn vốn nào khác tham gia; phần lớn vốn vay là của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước nắm tỷ lệ chi phối vốn điều lệ và vốn vay Chính phủ bảo lãnh”. Đây là một phần khuyết điểm vi phạm được nêu trong Thông báo kết luận thanh tra số 2222/TB-TTCP của Thanh Tra Chính phủ ngày 1/9/2017.

Thông báo kết luận thanh tra số 2222/TB-TTCP của Thanh Tra Chính phủ

Thông báo kết luận thanh tra số 2222/TB-TTCP của Thanh Tra Chính phủ

BOT thua lỗ, doanh nghiệp chịu 1, ngân hàng có thể chịu 10

Câu hỏi đặt ra, liệu mục tiêu lớn nhất của BOT là huy động nguồn lực từ xã hội, giảm tải nguồn vốn từ nhà nước trong khi khi đa phần các dự án đều đi vay vốn từ ngân hàng là chủ yếu. Hơn nữa phần vốn này nhiều lại xuất phát từ các ngân hàng phần vốn nhà nước chiếm đến 100% hoặc chiếm tỷ trọng lớn.

Cụ thể, hiện nay, 85-90% vốn đầu tư dự án BOT được vay từ ngân hàng, trong đó 91% dư nợ vay tập trung tại 4 nhà băng lớn. Theo đó, bốn ngân hàng cho vay BOT lớn nhất là BIDV, Vietcombank, VietinBank và SHB, chiếm 91% dư nợ, trong đó VietinBank và Vietcombank có tốc độ tăng trưởng tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông ở mức rất cao.

Câu hỏi đặt ra, tại sao đầu tư vào BOT lại đa phần là các ngân hàng có yếu tố nhà nước chứ không phải là ngân hàng cổ phần tư nhân, trong khi ngân hàng cổ phần tư nhân chiếm tỷ trọng không hề nhỏ tại Việt Nam. Liệu rằng, có đảm bảo yếu tố then chốt của triển khai dự án BOT khi nguồn vốn rót vào nhiều dự án có yếu tố nhà nước.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BT, BOT với nhu cầu nguồn vốn đầu tư lớn, cần phải huy động đa dạng các nguồn vốn xã hội, vốn của các thành phần kinh tế tham gia trong khi nguồn vốn Nhà nước hạn hẹp. Phần đầu khuyết điểm vi phạm Thông báo kết luận thanh tra số 2222/TB-TTCP của Thanh Tra Chính phủ ngày 1/9/2017 cũng nêu rõ.

Tình trạng chủ đầu tư các dự án BOT trả lại dự án sẽ tạo ra tiền lệ xấu là doanh nghiệp thấy lợi thì nhảy vào đầu tư, thấy rủi ro thì đùn đẩy cho Nhà nước. Thực chất, đầu tư BOT thời gian qua tồn tại nhiều kẽ hở, trở thành miếng mồi béo bở cho nhà đầu tư.

Câu chuyện, việc sử dụng đồng vốn nhà nước tại các ngân hàng nhà nước đầu tư vào BOT có thực sự hợp lý, khi đa phần hiện nay các BOT đang trong tình trạng thua lỗ, và hơn nữa, các nhiệm vụ chính của các ngân hàng nhà nước là ổn định kinh tế.

Thanh Bút - Thùy Nguyễn

Xem thêm

53.000 tỷ đồng rót vào BOT và BT có nguy cơ thành nợ xấu

53.000 tỷ đồng rót vào BOT và BT có nguy cơ thành nợ xấu

Theo báo cáo gửi Quốc hội kỳ họp thứ 8, nhiều dự án BOT, BT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng 53.000 tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...