Tạm dừng thu phí 3 trạm BOT do chậm triển khai thu phí tự động không dừng

3 trạm BOT chậm trễ triển khai ký kết thu phí tự động không dừng (ETC) gồm: trạm BOT Bắc Hải Vân, trạm BOT Cam Thịnh và trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
Tạm dừng thu phí 3 trạm BOT do chậm triển khai thu phí tự động không dừng

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, dự kiến từ 12 giờ hôm nay (6/7/2019), sẽ tạm dừng thu phí tại 3 trạm BOT do không thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng triển khai thu phi tự động không dừng.

Cụ thể, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, việc đóng cửa dừng thu phí là do các nhà đầu tư dự án này trong quá trình làm việc bày tỏ sẽ không thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng triển khai thu phí tự động không dừng. Vì vậy, tổng cục đã thông báo cho các Cục Quản lý Đường bộ II, III và IV có phương án dự kiến từ 12 giờ trưa mai, 6/7, sẽ dừng thu phí tại các trạm này.

Trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân trên địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, hiện đang thu phí hoàn vốn cho 2 dự án, do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả quản lý thu phí gồm dự án hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia và dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân. Thời gian thu phí hoàn vốn cũng được kéo dài.

Trạm BOT Cam Thịnh nằm trên địa bàn TP. Cam Ranh, Khánh Hòa chính thức đi hoạt động từ ngày 20/1/2016 với mục đích thu phí hoàn vốn cho dự án BOT quốc lộ 1 đoạn Km1488 - Km1525 qua tỉnh Khánh Hòa, do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả Khánh Hòa làm chủ đầu tư.

Trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đặt tại Cái Răng thu phí hoàn vốn cho dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp có chiều dài khoảng 21,6 km do liên danh Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng Thi Sơn - Công ty CP Thương mại và Tư vấn đầu tư xây dựng công trình số 9 là chủ đầu tư.

Trước đó, trạm BOT Hà Nội - Bắc Giang cũng bị Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu đóng cửa thu phí từ 6/7 do chậm trễ ký kết phụ lục hợp đồng triển khai thu phí ETC. Tuy nhiên, ngày 3/7 vừa qua, đơn vị này đã ký kết phụ lục hợp đồng để triển khai, nên trạm sẽ không bị dừng thu phí.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.