HDBank giảm lãi suất 1% cho các lĩnh vực ưu tiên, bị ảnh hưởng Covid-19

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, HDBank quyết định giảm lãi suất cho vay trung bình 1% đối với các lĩnh vực ưu tiên hay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
HDBank giảm lãi suất 1% cho các lĩnh vực ưu tiên, bị ảnh hưởng Covid-19

Theo đó, từ ngày 15/7, HDBank giảm lãi suất cho vay bình quân 1%/năm và cao nhất lên đến 2%/năm đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động ở các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. Đặc biệt, HDBank là ngân hàng đầu tiên dành ưu tiên quan tâm giảm lãi suất cho khách hàng thuộc địa bàn phong tỏa, giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16.

Cụ thể, nhóm khách hàng được HDBank ưu đãi giảm lãi suất bao gồm: khách hàng đang được cơ cấu nợ do dịch Covid-19 theo Thông tư 01 và Thông tư 03; khách hàng thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên; khách hàng thuộc địa bàn phong tỏa, giãn cách theo Chỉ thị 16. Ngân hàng tiếp tục ưu đãi, miễn giảm phí dịch vụ.

Chính sách trên không áp dụng cho các khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán, hoặc đang được hưởng lãi suất ưu đãi hiện hành thấp hơn trên 1,5% so với lãi suất cho vay thông thường của HDBank.

HDBank tập trung hỗ trợ nhóm khách hàng thuộc các lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thiết yếu như y tế, thực phẩm…, các doanh nghiệp có nhiều lao động, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19. Bên cạnh đó, thông qua chính sách giảm lãi suất, HDBank luôn đảm bảo cung ứng vốn với giá ưu đãi cho các doanh nghiệp, đảm bảo không làm đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu, xuất khẩu…

Đây là đợt giảm lãi lớn nhất của HDBank trong năm 2021 nhằm hỗ trợ cho hơn 18.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi và phát triển kinh doanh.

Năm 2020, góp phần tích cực “giảm đau” cho nền kinh tế, đồng hành cùng khách hàng vượt giảm những khó khăn do dịch bệnh, HDBank đã dành 34.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi, thực hiện cơ cấu nợ, giãn nợ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hàng triệu khách hàng. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho khách hàng đến giao dịch được triển khai kịp thời, đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch, thích ứng cùng xu hướng chuyển đổi số.

Song song, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam chung tay đẩy lùi đại dịch, HDBank đã trao tặng trên 160 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid -19, trong đó chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2021 đã đóng góp 130 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...