HDBank ứng phó covid – chủ đề Ngân hàng với “3 tại chỗ”

HDBank đã có những phương án dự phòng chống dịch như các quy trình bảo vệ khách hàng, nhân viên tại quầy, làm việc tại nhà, phân tán nơi làm việc,...
HDBank ứng phó covid – chủ đề Ngân hàng với “3 tại chỗ”

1. Từ những ngày đầu năm 2020, HDBank đã có những phương án dự phòng chống dịch như các quy trình bảo vệ khách hàng, nhân viên tại quầy, làm việc tại nhà, phân tán nơi làm việc, chia thành các ekip phòng luân phiên làm việc online và work from home, xây dựng các kịch bản “back up” cho các phòng giao dịch, chi nhánh…theo từng khu vực trong trường hợp có khách hàng giao dịch, nhân viên người nhà nhân viên…là F.

2. HDBank đã thành lập Ban BCP (business continuity plan – Ban Duy trì kế hoạch kinh doanh) với thành phần là các lãnh đạo chủ chốt, liên quan, có quy định về cấp độ tiếp nhận thông tin, xử lý, ra quyết định theo sự phân cấp, phân tầng đủ đảm bảo thông tin tiếp nhận, chỉ đạo, xử lý đa chiều và hiệu quả, sao cho các phòng giao dịch, chi nhánh, trung tâm tại địa bàn, vùng, khu vực… luôn có được ngay phương án và quyết định ứng phó nhanh với các tình huống phòng, chống COVID-19. Trên cơ sở đó để lập tức xử lý theo đúng quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế và địa phương, đồng thời, xác định hướng xử lý kế tiếp nhằm để đảm bảo kế hoạch kinh doanh liên tục, tiếp tục được vận hành ngay tại phòng giao dịch, chi nhánh, trung tâm tại địa bàn đó.

3. Với các phương án, kịch bản HDBank đã đặt ra dự phòng cũng như cho diễn tập  vận hành, tùy từng tình huống và diễn biến dịch bệnh, các đơn vị và khu vực có thể tự tin kích hoạt ngay. Các phương án này luôn được bộ phận quản lý rủi ro hoạt động theo dõi cập nhật thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế, theo quy định của Chính phủ, của Bộ Y tế, trong đó tính cả phương án 3 tại chỗ trước cả khi Chính Phủ có quy định, dù Ngân hàng không phải thực hiện giải pháp 3 tại chỗ như các ngành sản xuất.

Tất cả những quy trình, bộ quy tắc, các giải pháp khác khi văn phòng vốn không chỉ là nơi làm việc được tính đến, sao cho đảm bảo sự an toàn và có đầy đủ trang thiết bị vật dụng thiết yếu phục vụ nếu phải ở lại tại chỗ là quan trọng nhất cho CBNV. Chẳng hạn như với các suất ăn cho CBNV ở những nhóm thực thi giải pháp 3 tại chỗ, chúng tôi đã sẵn sàng kết nối chủ động cung ứng suất ăn theo tiêu chuẩn dịch vụ hàng không để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho nhân viên. Nếu tình hình nếu diễn biến phức tạp hơn, chúng tôi sẽ lập tức thực thi các giải pháp này tại các điểm giao dịch quan trọng trên địa bàn.

4. Ngân hàng là ngành có nhiều CBNV, nhiều chi nhánh, khách hàng đến giao dịch thường xuyên nên tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, Tuy nhiên, đây cũng là ngành có nhiều bộ quy tắc, từ ngành, đến bản thân ngân hàng, nhiều tầng lớp bảo vệ.

Hiện nay, định kỳ 5 ngày/1 lần, HDBank tổ chức test cho toàn thể CBNV của mình. Những đơn vị, chi nhánh lớn, tổ chức test tại chỗ, áp dụng nghiêm ngặt quy trình chuẩn mực, không để nhóm này tiếp xúc nhóm kia và tầng này tiếp xúc tầng kia…

5. Hai năm qua, đúng vào thời điểm HDBank đẩy mạnh số hóa trong mọi mặt hoạt động của ngân hàng, từ các quy trình giao dịch, vận hành, nhân sự, đánh giá,… và do diễn tiến dịch bệnh, chúng tôi càng đẩy mạnh Số hóa nhanh và đa dạng hơn nữa.

Hoạt động nội bộ lẫn bên ngoài với việc cung ứng, duy trì các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số đều đảm bảo thông suốt, không cần tiếp xúc, không bị ảnh hưởng bởi giãn cách tại các địa phương áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16.

Xem thêm

Danh sách khách hàng trúng hơn 11 tỷ đồng từ HDBank

Danh sách khách hàng trúng hơn 11 tỷ đồng từ HDBank

Cùng với chương trình ưu đãi “Khai xuân phú quý – Đón lộc tiền tỷ” đầu năm nay, HDBank đã tìm ra tỷ phú tiết kiệm mới nhất cũng như danh sách khách hàng may mắn trúng các giải thưởng với trị giá hơn 11 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...