Hết quý 3, tổng thu nhập hoạt động TPBank đạt 4.035 tỷ đồng, tăng 61% cùng kỳ

Kết thúc tháng 9/2018, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 4.035 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.613 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ, hệ số an toàn vốn CAR đạt chuẩn ở mức trên 11%.
Hết quý 3, tổng thu nhập hoạt động TPBank đạt 4.035 tỷ đồng, tăng 61% cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa ra thông báo về kết quả hoạt động kinh doanh của nhà băng trong 3 quý năm 2018.

Tính đến hết 30/9/2018, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 4.035 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kì năm 2017. Đây là mức tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao.

"Đại diện nhà băng cho biết, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 440 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2017, tương đương 314 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt hơn 80 nghìn tỷ đồng; huy động vốn đạt hơn 113 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh các biện pháp thúc đẩy gia tăng về doanh thu, TPBank tiếp tục áp dụng và triển khai các giải pháp ưu việt về ngân hàng số, các chương trình thu hút khách hàng cũng như các hình thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, giúp giảm chi phí vận hành cho ngân hàng.

Nhờ những biện pháp tối ưu đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2017, từ 807 tỷ đồng lên 1.613 tỷ đồng. Với lợi nhuận hiện tại, TPBank đã hoàn thành xấp xỉ 75% mục tiêu kế hoạch. Cũng theo đà của kết quả kinh doanh này, đại diện TPBank tin tưởng năm nay nhà băng sẽ  hoàn thành mục tiêu thách thức đại hội đồng cổ đông đề ra đầu năm là 2.200 tỷ đồng.

Mức lợi nhuận khả quan giúp TPBank trở thành một trong những doanh nghiệp nộp thuế cao cho ngân sách nhà nước. Năm 2017, tổng số thuế TPBank đã đóng đạt 260 tỷ đồng. Mới đây, TPBank cũng vinh dự nhận được bằng khen của Bộ Tài chính nhờ việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2017.

Phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME tiếp tục là những trụ cột đóng góp phần lớn vào doanh thu của ngân hàng trong năm 2018. Cùng với đó, nhà băng cũng thường xuyên nâng cấp và cho ra mắt những sản phẩm, cập nhật các tính năng cho cho mục tiêu ngân hàng số của mình.

Cụ thể, sau gần 1,5 năm triển khai mô hình ngân hàng tự động 24/7 TPBank LiveBank, đến nay, TPBank đã có trên 80 LiveBank trên toàn quốc, phục vụ gần 1 triệu lượt khách hàng giao dịch.

Khách hàng cũng có thể thanh toán bằng ứng dụng QuickPay với công nghệ QR code của nhà băng tại hơn 50 nghìn cửa hàng trên toàn quốc, ứng dụng này tương thích với chuẩn quốc tế của các tổ chức thẻ và thanh toán phổ biến trên thế giới, đồng thời cũng liên thông được với các ngân hàng thông qua VNPay QR. Số lượng người sử dụng QuickPay  hiện đang gia tăng nhanh chóng. 

Không chỉ vậy, TPBank cũng luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững với việc tăng cường quản trị rủi ro, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II sẽ có hiệu lực sắp tới. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động của Ngân hàng luôn tuân thủ theo quy định của NHNN và cam kết với các Tổ chức quốc tế như IFC, ADB... Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt ở mức  trên dưới 1%. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của TPBank cho thấy ngân hàng đang có sự tăng trưởng đột phá, đúng định hướng chiến lược đã đề ra.

Tháng 8 vừa qua, TPBank đã được Tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody’s nâng mức xếp hạng lên B1 với triển vọng ổn định, sánh ngang với các ngân hàng cổ phần hàng đầu khác tại Việt Nam.  

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...