Hoa Kỳ, Australia và Anh công bố quan hệ đối tác an ninh mới

Quan hệ đối tác an ninh mới giữa Hoa Kỳ, Australia và Anh được thiết lập nhằm tăng cường sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi Trung Quốc đang dần mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
Hoa Kỳ, Australia và Anh công bố quan hệ đối tác an ninh mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã tuyên bố hình thành quan hệ đối tác an ninh mới giữa Hoa Kỳ, Úc và Vương quốc Anh nhằm tăng cường sự ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. 

Thủ tướng Scott Morrison của Úc và Thủ tướng Boris Johnson của Vương quốc Anh đã tham gia cùng TT Biden trong một công bố chung. 

“Ngày hôm nay, chúng tôi thực hiện một bước tiến mới trong lịch sử để củng cố và chính thức hóa sự hợp tác giữa cả ba quốc gia. Chúng tôi đều nhận thấy sự cấp thiết của việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương về lâu dài,” TT Biden phát biểu tại Nhà Trắng. “Sáng kiến ​​này nhằm đảm bảo rằng chúng ta đều có những sự hỗ trợ hiện đại nhất để điều động và phòng thủ trước các mối đe dọa đang phát triển nhanh chóng,” tổng thống Mỹ cho biết. 

Sự hình thành của bộ ba diễn ra khi Mỹ và Anh kết thúc 20 năm tham gia quân sự ở Afghanistan, một quyết định mà TT Biden đã nói sẽ cho phép Mỹ tập trung vào các mối đe dọa đang nổi lên từ Nga và Trung Quốc.

Mỹ và Anh cũng sẽ hỗ trợ Canberra trong việc mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, điều này sẽ cho phép hải quân Australia giúp chống lại các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc trong khu vực.

“Điều này sẽ mang lại cho Australia khả năng triển khai tàu ngầm hiện đại, vượt trội và cho phép chúng tôi duy trì, nâng cao khả năng phòng thủ cũng như răn đe trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ đã tiết lộ trước phát biểu của tổng thống. 

Hoa Kỳ, Australia và Anh Quốc cũng có kế hoạch tăng cường chia sẻ công nghệ trên các lĩnh vực bảo mật mới như công nghệ mạng, trí tuệ nhân tạo và lượng tử. Ba quốc gia cùng với Canada và New Zealand đã chia sẻ thông tin tình báo sâu rộng thông qua liên minh “Five Eyes”.

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.