Giữa căng thẳng với Trung Quốc, Australia thân thiết hơn với Mỹ

Điều phối viên Nhà Trắng về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell nhận định việc Bắc Kinh "đóng băng ngoại giao" và "nhắm mục tiêu" vào các nhà xuất khẩu Australia chỉ khiến Canberra xích lại gần hơn với Mỹ.
Giữa căng thẳng với Trung Quốc, Australia thân thiết hơn với Mỹ

Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến do Hiệp hội châu Á tổ chức hôm 6/7, ông Campbell cho biết có rất nhiều giả thuyết về cách tiếp cận hiện nay của Trung Quốc đối với Australia, nhưng theo quan điểm của Mỹ, dường như ít nhất là ở một mức độ nào đó, Bắc Kinh đang nỗ lực "tách Australia khỏi nhóm" và tác động để nước này "thay đổi hoàn toàn quan điểm trong nước và về thế giới".

Tuy nhiên, theo ông Cambell, một trong những cố vấn cấp cao nhất của TT Mỹ Joe Biden, việc Trung Quốc đóng băng ngoại giao và nhắm vào các nhà xuất khẩu của Australia chỉ khiến Canberra thắt chặt thêm quan hệ với Washington. Ông nói: "Quan hệ giữa Canberra và Washington ngày càng sâu sắc trong khoảng 6-8 tháng qua".

Ông Cambell cũng tỏ ra hoài nghi về việc sớm cải thiện các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia, nhấn mạnh rằng cách tiếp cận "khắc nghiệt" của Bắc Kinh dường như khó thay đổi.

Phát biểu tại hội thảo, cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd cho rằng điều cần làm trước mắt là Bắc Kinh và Canberra ngừng chỉ trích lẫn nhau trong vài tháng tới và xem xét xem hai bên cần làm gì để ổn định lại mối quan hệ.

Trong một năm qua, Trung Quốc đã ngừng các cuộc họp cấp bộ trưởng với Australia sau khi chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và chỉ trích Trung Quốc về cuộc đàn áp bất đồng chính kiến ở Hong Kong cũng như những vụ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Bắc Kinh cũng đã áp dụng thuế quan và các biện pháp trừng phạt thương mại khác đối với các mặt hàng xuất khẩu của Australia bao gồm lúa mạch, rượu vang, hải sản và than, đồng thời tuyên bố Australia "chịu hoàn toàn trách nhiệm" về sự đổ vỡ trong mối quan hệ vì vẫn duy trì "tư duy Chiến tranh Lạnh và phân biệt đối xử về ý thức hệ".

TTXVN

Xem thêm

Australia cấm Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G?

Australia cấm Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G?

Ngày 23/8, Australia tuyên bố cấm hãng thiết bị viễn thông "có thể là đối tượng chỉ đạo của một chính phủ nước ngoài" cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G, lý do được đưa ra mối lo an ninh quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...