Hoa Kỳ và 13 quốc gia chỉ trích WHO về báo cáo Covid-19 tại Trung Quốc

Hoa Kỳ và 13 quốc gia khác yêu cầu một cam kết mới từ WHO và các thành viên của tổ chức này về việc chưa “tiếp cận, minh bạch và kịp thời” trong cuộc điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Hoa Kỳ và 13 quốc gia chỉ trích WHO về báo cáo Covid-19 tại Trung Quốc

Hoa Kỳ cùng 13 quốc gia khác đã ký vào một tuyên bố chung chỉ trích các báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về nguồn gốc của Covid-19.

Trong tuyên bố này, chính phủ Úc, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Nhật Bản, Latvia, Lithuania, Na Uy, Hàn Quốc, Slovenia, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, nhấn mạnh các báo cáo của WHO “bị trì hoãn đáng kể và thiếu quyền truy cập vào dữ liệu và thông tin hoàn chỉnh, nguyên bản. ”

“Trong giai đoạn bùng phát nghiêm trọng của một mầm bệnh chưa xác định có khả năng dẫn đến đại dịch, việc đánh giá nguồn gốc nhanh chóng, độc lập, do chuyên gia dẫn dắt và không bị cản trở là rất quan trọng để chính phủ có thể chuẩn bị tốt hơn cho người dân, các tổ chức y tế công cộng, các ngành công nghiệp quan trọng; giúp các quốc gia ứng phó thành công với các đợt bùng phát và ngăn chặn đại dịch trong tương lai,” theo tuyên bố chung.

“Trong tương lai, phải có một cam kết mới từ WHO và tất cả các quốc gia thành viên trong việc tiếp cận, minh bạch và kịp thời”.

Mặc dù báo cáo dài 120 trang của WHO, công bố hôm thứ Ba (30/3) được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế, phần nào cung cấp thêm hiểu biết cho cộng đồng khoa học về loại virus chết người, nhưng vẫn bị đánh giá là chưa đầy đủ. 

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong cuộc họp báo vào thứ Ba: “Chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguồn gốc chính xác của virus và chúng tôi phải tiếp tục theo sát khoa học và đảm bảo không để lỡ mất bất kỳ chi tiết nào. Việc tìm ra nguồn gốc của virus cần có thời gian và chúng tôi nợ thế giới điều này. Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể cùng nhau thực hiện các bước để giảm nguy cơ đại dịch như vậy xảy ra một lần nữa. Không có chuyến đi nghiên cứu nào có thể cung cấp đầy đủ tất cả các câu trả lời” ông nói thêm.

"Không có kết luận chắc chắn về nguồn gốc Covid-19 từ các báo cáo của WHO" - đài CNBC đưa tin.
"Không có kết luận chắc chắn về nguồn gốc Covid-19 từ các báo cáo của WHO" - đài CNBC đưa tin.

Tại Nhà Trắng, thư ký báo chí Jen Psaki nói với các phóng viên rằng chính quyền TT Joe Biden vẫn đang xem xét báo cáo của WHO, nói thêm rằng những phát hiện chỉ đưa ra một “góc nhìn và chưa đầy đủ”.

“Báo cáo thiếu dữ liệu, thông tin và quyền truy cập quan trọng. Nó thể hiện một góc nhìn một chiều và không hoàn chỉnh. Chắc chắn sẽ cần một giai đoạn thứ hai trong quá trình này mà chúng tôi tin rằng phải được dẫn dắt bởi các chuyên gia quốc tế và độc lập. Họ nên có quyền truy cập không bị kiểm soát vào dữ liệu,” bà Psaki nói thêm.

Bên cạnh đó, bà Psaki cũng một lần nữa chỉ trích sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh khi được hỏi về việc Trung Quốc tham gia vào báo cáo của WHO, trong đó có ít nhất 17 chuyên gia. “Họ đã không minh bạch. Họ không cung cấp dữ liệu cơ bản. Điều đó chắc chắn không đủ điều kiện để được gọi là hợp tác.”

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…