Hoà Phát muốn “ôm” dự án thép 3 tỷ USD tại Quảng Ngãi

Dự án thép có tổng vốn đầu tư lên tới 60.000 tỷ đồng tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi có khả năng sẽ được giao cho Tập đoàn Hoà Phát (mã: HPG) tiếp quản, đầu tư.
Hoà Phát muốn “ôm” dự án thép 3 tỷ USD tại Quảng Ngãi

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi 7 bộ ngành, gồm: Bộ KH&ĐT, Công Thương, TN&MT, Tài chính, KH&CN, GTVT và Xây dựng để xin ý kiến về đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đồng ý chủ trương để Tập đoàn Hòa Phát tiếp quản, mua tài sản thanh lý của dự án Guang Liang của Đài Loan tại đây để tiếp tục đầu tư. Trên cơ sở này, tỉnh Quảng Ngãi sẽ làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.

Được biết, dự án thép Hòa Phát Dung Quất sẽ có công suất 4 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 60 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 3 tỷ USD, chia làm 2 giai đoạn đầu tư trong thời gian 4 năm. Dự án sẽ sản xuất các sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng, thép cuộn... với doanh thu dự kiến khoảng 2 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động.

Chủ đầu tư cam kết sẽ lựa chọn và sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, đảm bảo môi trường. Sau khi đi vào hoạt động dự án dự kiến có doanh thu 2 tỷ USD, đóng góp 4.000 tỉ đồng/năm cho ngân sách địa phương… Nếu được chấp thuận đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, dự án của Hoà Phát sẽ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm và miễn bốn năm, tiếp tục giảm 50% thuế trong chín năm tiếp theo.

Nhưng để thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Ngãi đang đề xuất áp dụng thuế 10% trong 30 năm do đây là dự án có quy mô lớn. Trước đó, ngày 29/7/2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định thu hồi dự án Guang Lian đã cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2006 do Tập đoàn Tycoons (Đài Loan, Trung Quốc) chậm triển khai, mà vẫn giữa đất sạch suốt 10 năm, gây lãng phí lớn. Ban đầu, nhà đầu tư đăng kí vốn đầu tư dự án này là 556 triệu USD, sau nhiều lần điều chỉnh tăng quy mô, công suất thì vốn đầu tư vọt lên tới 4,5 tỷ USD, công suất 7 triệu tấn.

Năm 2012, Tập đoàn JFE (Nhật Bản) đã nghiên cứu hợp tác đầu tư vào dự án thép tỷ đô này, song đối tác quyết định không tham gia. Sau đó Tập đoàn Tycoons xin giảm vốn xuống 2 tỷ USD, sản xuất thép tấm thay vì thép kỹ thuật cho công nghiệp cơ khí chế tạo. Năm 2015, công ty này đã gửi văn bản lên tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận “không thể thu xếp được nguồn tài chính tiếp tục thực hiện dự án” và thực tế, dự án đã dừng hoạt động từ giữa năm 2014 với số tiền đầu tư vỏn vẹn… 42 triệu USD.

Còn tiền ngân sách nhà nước đã tạm ứng 175 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, bàn giao quỹ đất cho doanh nghiệp 337 ha. Do đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị chấm dứt dự án, thu hồi diện tích đất đã cấp, thực hiện thanh lý tài sản để tránh gây lãng phí mặt bằng.

Hải Hà 

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...