Hội đồng xét xử khẳng định bà Trương Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản, cần áp dụng khung hình phạt nghiêm khắc nhất

Tại phiên toà, Hội đồng xét xử xác định bà Trương Mỹ Lan gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cần xử lý khung hình phạt nghiêm khắc nhất…

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên toà sáng ngày 11/4
Bà Trương Mỹ Lan tại phiên toà sáng ngày 11/4

Ngày 11/4, Toà án Nhân dân TP.HCM tuyên án đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo liên quan đến các sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị liên quan. Do đại án có nhiều bị cáo cùng tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng nên phần tuyên án sẽ kéo dài. Dự kiến cuối ngày tòa sẽ đưa ra phán quyết.

Tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định, các bị cáo thuộc SCB thừa nhận hành vi đúng như cáo trạng đã truy tố. Đồng thời, đủ cơ sở xác định Trương Mỹ Lan là chủ nhóm Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo đó, trước khi hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém thành Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan sở hữu cổ phần Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, quá trình hoạt động đã cấp tín dụng cho dự án Times Square của ông Chu Lập Cơ (chồng bà Lan).

Hội đồng xét xử cho rằng có đủ căn cứ xác định tính đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giúp. Đối với 5 cổ đông nước ngoài, quá trình điều tra bà Lan khai đã nhận chuyển nhượng cổ phần từ 5 cổ đông này.

Tuy tại phiên tòa, bà Lan thay đổi lời khai nhưng thực tế các cổ đông nước ngoài từ lâu đã không tham gia đại hội đồng cổ đông nên lời bào chữa của các luật sư cho rằng bà Lan và gia đình chỉ nắm giữ khoảng 15% cổ phần SCB là không có cơ sở để chấp nhận.

Việc nắm giữ 91,5% cổ phần SCB thì bà Lan thực tế là đại hội cổ đông của SCB, là người có quyền tuyển chọn, bố trí các vị trí chủ chốt tại ngân hàng này.

Với việc nắm giữ số cổ phần gần như tuyệt đối tại SCB, bà Lan đã thông qua nhóm lãnh đạo chủ chốt: Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Trương khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay vốn khống rút số tiền của SCB.

"Như vậy, hành vi của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội Tham ô tài sản. Viện kiểm sát truy tố các bị cáo về các tội danh như cáo trạng là đúng quy định của pháp luật", Hội đồng xét xử nêu quan điểm chấp nhận toàn bộ cáo buộc của Viện kiểm sát. Do đó, cần áp dụng khung hình phạt nghiêm khắc nhất.

Xem thêm

Những “bóng hồng” trong đại án Vạn Thịnh Phát

Những “bóng hồng” trong đại án Vạn Thịnh Phát

Để thực hiện hành vi tham ô chiếm đoạt tiền của ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, đã sử dụng các nhân viên tin tưởng, thân tín và trả từ 200 triệu đến 500 triệu đồng/tháng, trong đó có sự góp mặt của các “bóng hồng” nắm giữ những vị trí đặc biệt quan trọng…

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…