Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022: Cùng hành động - Cùng lớn mạnh

Ngày 11/11 tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 với chủ đề: “Cùng hành động - Cùng lớn mạnh trong thực tế mới”.
Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022: Cùng hành động - Cùng lớn mạnh
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 đã thu hút gần 500 đại biểu tham dự (trực tiếp và trực tuyến), là đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương, VCCI, VWEC, các vị Đại sứ, đại diện lãnh đạo Đại sứ quán các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (ILO, UN Women, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á Châu, Quỹ Châu Á, USABC, USAID, GIZ..); các chuyên gia kinh tế, các nữ doanh nhân tiêu biểu trong ASEAN…

Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 diễn ra nhằm trao đổi những vấn đề khó khăn, thách thức, các giải pháp sáng tạo/kinh nghiệm đổi mới để khắc phục, thích ứng và phát triển tại ba phiên thảo luận. Hội nghị cũng chia sẻ ba vấn đề lớn có tính chất quyết định sự thích ứng và phát triển của các doanh nghiệp trong thực tiễn mới, đó là: Ứng dụng công nghệ để mở rộng, phát triển và bảo vệ doanh nghiệp trong hiện thực mới; Tái cấu trúc doanh nghiệp và Mở rộng kết nối để “Cùng hành động và cùng phát triển”.

Phát huy vai trò của phụ nữ nói chung và doanh nhân nữ nói riêng

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội nghị như một hoạt động tiếp nối của Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu năm 2022 tại Thái Lan và Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 2 do Campuchia-Chủ tịch ASEAN năm 2022 chủ trì, để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về các giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền năng kinh tế, phát huy vai trò của phụ nữ nói chung và doanh nhân nữ nói riêng trong bối cảnh hiện nay.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh trong những năm qua, với sự phát triển, tiến bộ chung của nhân loại và nỗ lực của các quốc gia, vị thế của phụ nữ trong ASEAN tăng lên đáng kể thông qua việc tăng cường hợp tác bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; thúc đẩy phụ nữ tham gia hoạt động kinh doanh và phát triển kỹ năng; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; tăng khả năng đại diện và vai trò lãnh đạo của phụ nữ; khuyến khích hợp tác công tư…

Theo Phó Chủ tịch nước, trong lĩnh vực chính trị, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội hiện chiếm hơn 30%; tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có nữ lãnh đạo chủ chốt đạt 50%.

Bà Irene Natividad - Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu (từ Hoa Kỳ)
Bà Irene Natividad - Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu (từ Hoa Kỳ)

Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động đạt từ 47-48% trở lên; tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 27%, trong đó, có nhiều phụ nữ tham gia hội đồng quản trị, làm tổng giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn.

Phó Chủ tịch nước tin tưởng, với 3 chủ đề thiết thực của hội nghị, các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách, doanh nhân nữ các quốc gia ASEAN sẽ đưa ra những sáng kiến và đề xuất có giá trị, không chỉ đối với các doanh nghiệp do nữ làm chủ mà còn đối với Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ, xúc tiến thương mại, mạng lưới doanh nhân nữ trong nước và khu vực, nhằm tạo điều kiện cho doanh nhân nữ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tiếp cận các nguồn lực phát triển; tận dụng các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại; tăng cường kết nối, hợp tác để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, vì một cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, bao trùm và tự cường.

Doanh nhân nữ đã đóng góp quan trọng vào các thành tựu phát triển KT-XH đất nước

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam thuộc top 2 trong ASEAN với gần 26.5% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc (theo báo cáo của UN WOMEN năm 2021). Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, lại chính là khu vực chủ yếu do nữ làm chủ, đóng góp 40% GDP, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Đặc biệt, theo kết quả tổng điều tra kinh tế 2021, số liệu tỷ lệ nữ giám đốc là chủ doanh nghiệp, HTX năm 2020 đạt 27,2%. Đây là một mốc quan trọng - vượt chỉ tiêu 27% của chiến lược QG về BĐG đến năm 2025.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Để thành công và phát triển, chúng ta phải đoàn kết, cùng hành động, cùng phát triển, cùng thành công
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Để thành công và phát triển, chúng ta phải đoàn kết, cùng hành động, cùng phát triển, cùng thành công

Chủ tịch VCCI cho biết, mặc dù là nền kinh tế thị trường non trẻ, nhưng Việt Nam đã có những nữ doanh nhân lọt vào danh sách “Top 50 doanh nhân quyền lực châu Á”, “Nữ Doanh nhân ASEAN tiêu biểu”. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân VN 13/10/2022, trong tổng số 60 doanh nhân xuất sắc quốc gia được VCCI vinh danh “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”, có tới 15 nữ doanh nhân, đạt tỷ lệ 25%, trong đó có 2 nữ doanh nhân đặc biệt xuất sắc nằm trong TOP10 “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022”.

“Các doanh nhân nữ đã có đóng góp quan trọng vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vô cùng khó khăn vừa qua, các nữ doanh nhân vẫn rất bản lĩnh, quyết đoán và linh hoạt, chèo lái doanh nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng cao; đồng thời, tham gia tích cực vào việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đặc biệt là trong đóng góp, ủng hộ các hoạt động phòng chống dịch Covid-19” – Người đứng đầu cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân khẳng định.

Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022: Cùng hành động - Cùng lớn mạnh
Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 đã thu hút gần 500 đại biểu tham dự (trực tiếp và trực tuyến)

Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và thế giới ngày càng kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, vì vậy để thành công và phát triển, chúng ta phải đoàn kết, cùng hành động, cùng phát triển, cùng thành công.

“VCCI cam kết ủng hộ và đồng hành trong việc thúc đẩy các sáng kiến và tăng cường hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân nữ phát triển; nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp; tăng khả năng kết nối giữa các doanh nghiệp do nữ làm chủ của Việt Nam với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế” - Chủ tịch VCCI nói.

Các doanh nhân nữ cần chung tay hành động vượt qua khó khăn

Bàn về chủ đề của hội nghị, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cho hay: Người châu Phi có câu tục ngữ: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi to”. Trước những thực tế mới diễn biến bất thường, hơn lúc nào hết các doanh nghiệp, doanh nhân nữ cần chung tay tìm kiếm các giải pháp tối ưu, cùng nhau hành động để vượt qua các khó khăn, thách thức, cùng nhau phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn. Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ 2022 với chủ đề “ACTING TOGETHER; GROWING STRONGER” mang ý nghĩa đó”.

Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022: Cùng hành động - Cùng lớn mạnh
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam:Các doanh nghiệp, doanh nhân nữ cần chung tay tìm kiếm các giải pháp tối ưu để vượt qua các thách thức; cùng nhau phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn

Theo bà Minh, ban tổ chức đã cân nhắc và lựa chọn các vấn đề căn cơ, cốt lõi, các mối quan tâm chung của các DN do nữ làm chủ trong ASEAN, xác định các vấn đề cần chung tay hành động để có thể thích ứng trong các điều kiện bất thường của hoàn cảnh, trụ vững và phát triển. Đổi mới để thích ứng và phát triển bền vững” là vấn đề cốt lõi, cơ sở để đưa ra những sáng kiến cho các chương trình, hành động cụ thể của mỗi doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế. Ứng dụng công nghệ để mở rộng, phát triển và bảo vệ doanh nghiệp trong hiện thực mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số và an toàn kinh doanh trên không gian số, môi trường kinh tế số. Tái cấu trúc doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mớimở rộng kết nối, cùng nhau hành động để cùng phát triển, kết nối giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, với ngân hàng, với nhà khoa học và kết nối giữa DN với DN trong chuỗi cung ứng là những giải pháp cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

“Vì vậy tư duy về cạnh tranh của doanh nghiệp cũng cần được thay đổi, không phải cạnh tranh để phân định thắng – thua, triệt tiêu lẫn nhau mà cạnh trạnh để cùng thắng (win - win), cùng lớn mạnh (growing stronger)” – Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam khẳng định.

Bà Minh cho biết thêm, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, qua gần 22 năm hình thành và phát triển đã có những đóng góp đáng tự hào vào thành tựu phát triển của cộng đồng doanh nhân nữ Việt Nam với nhiều dấu ấn được xã hội ghi nhận: Nhiều khuyến nghị chính sách mà Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cùng các đối tác xây dựng đã được VCCI đề nghị và Quốc hội đã đưa vào Luật và các văn bản dưới luật như Bộ Luật lao động, Luật bình đẳng giới, Luật Hỗ trợ DNNVV, Kế hoạch 5 năm phát triển DNVVV lần thứ 2…. Sáng kiến tổ chức Diễn đàn/Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ Việt Nam thường niên, sáng kiến Vinh danh nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Bông Hồng Vàng; Chương trình chuyển đổi số dành cho doanh nhân nữ; Chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp….

Và đặc biệt đã thực hiện thành công sáng kiến của Việt Nam trong việc thành lập và vận hành Mạng lưới Nữ Doanh nhân ASEAN (AWEN) giai đoạn 2014 – 2016. Mạng lưới này ngày càng có tiếng nói mạnh mẽ trong khu vực và đã được coi là kênh chính thức trong nhiều diễn đàn, đối thoại công – tư của ASEAN.

“Hội nghị hôm nay là một hoạt động quan trọng mà Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thực hiện góp phần vào nỗ lực chung trong xây dựng chương trình hành động hỗ trợ DN do nữ làm chủ nâng cao khả năng thích ứng, vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển bền vững, góp phần vào sự thịnh vượng chung của khu vực ASEAN đầy năng động và gắn kết” – Bà Minh nói.

Hội nghị ​​đặc biệt được chào đón các vị khách quý, diễn giả nổi tiếng: Bà Irene Natividad, Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu (từ Hoa Kỳ); Bà Kobkarn Wattanavrangkul, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thể Thao Du lịch Thái Lan, Phó Chủ Phòng Thương mại Thái Lan, Chủ tịch TOSHIBA Thái Lan, Chủ tịch Ủy ban đăng cai Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu lần thứ 32 tại Băng Cốc tháng 5 vừa qua; Ông Ruici Tio, Quản lý Chương trình Chính sách, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Meta.

Nhìn từ các góc độ khác nhau, các diễn giả có chung nhận định về nhu cầu của các doanh nghiệp trong bối cảnh bình thường mới sau đại dịch COVID 19, những diễn biến nhanh, mạnh, trên phạm vi toàn cầu của CMCN 4.0, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, kinh tế ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đổi mới để thích ứng, cùng hành động, cùng lớn mạnh và phát triển bền vững không chỉ là việc riêng của doanh nghiệp, mà còn là việc chung của các nền kinh tế, của ASEAN và toàn cầu.

Hội nghin thượng đỉnh phụ nữ

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị cũng đã diễn ra Lễ Vinh danh “Doanh nghiệp nữ ASEAN tiêu biểu” và Lễ Vinh danh “Giải thưởng ASEAN dành cho Doanh nhân nữ 2022”. Có 8 nữ doanh nhân Việt Nam được trao danh hiệu “Doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu” và 2 người được trao “Giải thưởng ASEAN dành cho Doanh nhân nữ 2022”.

Xem thêm

Nâng cao năng lực cho doanh nhân nữ trong nền kinh tế số

Nâng cao năng lực cho doanh nhân nữ trong nền kinh tế số

Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu và vai trò cũng như tính cần thiết của nó càng được chứng minh khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp vẫn băn khoăn trước việc nên chuyển đổi số như thế nào để thành công.
Giải pháp hỗ trợ doanh nhân nữ vượt qua khủng hoảng

Giải pháp hỗ trợ doanh nhân nữ vượt qua khủng hoảng

Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc VCCI vừa tổ chức hội thảo trực tuyến “Giải pháp hỗ trợ doanh nhân nữ vượt qua khủng hoảng và Lễ ra mắt chương trình SheMeansBusiness – Quản lý tài chính để phát triển DN bền vững".

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...