HSBC: Việt Nam vẫn là điểm đến của dòng vốn FDI

Theo HSBC, sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với Việt Nam tăng mạnh nhờ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chi phí cạnh tranh và các chính sách hỗ trợ FDI...

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo "Vietnam at a glance - FDI". Trong đó, cơ quan này nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến ưa chuộng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

CỨ ĐIỂM QUAN TRỌNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Chuyên gia HSBC nhận định trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã vươn mình trở thành một cứ điểm sản xuất lớn và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu đã tăng hơn 13% bình quân hàng năm từ 2007, chiếm lĩnh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ trước tới nay, các dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là của Samsung. Trong năm 2023, các công ty sản xuất Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh đầu tư, với gần 20% vốn FDI đăng ký mới. Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong 5 năm qua.

Tính từ đầu năm tới nay, doanh nghiệp FDI sản xuất đăng ký mới tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn một số năm trước đó. Tỉnh Bắc Ninh hút hơn 30% tổng vốn đăng ký trong tháng 6 và 7, do Tập đoàn Amkor đẩy mạnh đầu tư dự án bán dẫn tại tỉnh này thêm 1,07 tỷ USD.

Theo HSBC, sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với Việt Nam tăng mạnh nhờ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chi phí cạnh tranh và các chính sách hỗ trợ FDI.

So sánh chi phí lao động trong khu vực châu Á, mức lương nhân công sản xuất ở Việt Nam thấp hơn dù người dân có trình độ giáo dục phổ thông vững vàng.

Các chi phí khác, chẳng hạn như năng lượng cần thiết cho vận hành nhà máy, dầu diesel vốn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đều cho thấy lợi thế cạnh tranh về giá.

Ngoài ra, Việt Nam đã đạt được tiến độ đáng kể trong việc thiết lập những thỏa thuận kinh tế khác nhau với các đối tác thương mại, như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những bước tiến này đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã bùng nổ từ năm 2007
Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã bùng nổ từ năm 2007

Một phần nguyên nhân của môi trường đầu tư thuận lợi có thể lý giải là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ thông qua hệ thống thuế. Việt Nam có vị thế cạnh tranh so với các quốc gia khác nhờ mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định 20%. Một số doanh nghiệp có thể tận dụng các đợt miễn và giảm thuế kéo dài để giảm thêm mức thuế suất thực tế phải chịu.

Tính đến hiện tại, các yếu tố hấp dẫn đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và giúp Việt Nam hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế, mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng mạnh qua các năm, hiện tại có thể sánh với Singapore. Mặc dù vậy, sự gia tăng hội nhập lại chủ yếu diễn ra thông qua liên kết ngược nhiều hơn. Việt Nam hiện tại được định vị là trung tâm nhập khẩu đầu vào trung gian phức tạp cho khâu lắp ráp cuối cùng, minh chứng là tỷ lệ nội địa hóa thấp trong ngành hàng điện tử.

VẪN CÒN NHIỀU VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Để duy trì dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, chuyên gia HSBC cho rằng điều quan trọng là Việt Nam phải vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất và nâng phần giá trị cộng thêm nội địa trong những hàng hóa này.

So với mức tăng mạnh của xuất khẩu hàng điện tử tiêu dùng, tỷ trọng của Việt Nam trong xuất khẩu vi mạch tích hợp (IC) toàn cầu tăng trưởng với tốc độ chậm hơn. Sự thiếu hụt nhân công có trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn đến những khó khăn trong phát triển năng lực sản xuất chất bán dẫn. Điều này thôi thúc chính phủ phải tìm cách mở rộng nguồn nhân lực ngành bán dẫn trong những năm tới.

Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân công có chuyên môn cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như logistics và vận tải hàng hải. Bên cạnh mở rộng và nâng cao giáo dục nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia, cần thêm nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ khuyến khích sự tham gia của các công ty nước ngoài với nền kinh tế trong nước có thể giúp tăng lợi ích của các dòng vốn FDI ngày càng phức tạp.

Mặt khác, các yếu tố bên cạnh cân nhắc về thuế, chẳng hạn như chất lượng cơ sở hạ tầng, cũng cần được tích cực giải quyết.

Các biện pháp như tận dụng số hóa để quy trình thương mại được thông suốt, đảm bảo năng lượng ổn định và "xanh" cũng như tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng có khả năng ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia trong những năm tới.

"Điều đáng khích lệ là đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy nhiều kiến thức và quy trình sản xuất phức tạp thâm nhập vào Việt Nam. Năm 2022, Samsung thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Hà Nội nhằm phát triển thêm năng lực sản xuất, đồng thời bắt đầu sản xuất một số thành phần bán dẫn. Trong khi đó, Apple cũng gia tăng tầm ảnh hưởng ở Việt Nam, phân bổ nguồn lực phát triển sản phẩm cho iPad," chuyên gia HSBC nhấn mạnh.

Đối với một số lĩnh vực khác, phía HSBC đánh giá trong tháng Bảy, thương mại của Việt Nam tiếp tục phục hồi, với xuất khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, dễ dàng vượt qua kỳ vọng của thị trường.

Trong khi đó, lạm phát tiếp tục tiến sát đến trần 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Lạm phát toàn phần tăng 0,5% so với tháng trước do giá hàng hóa vẫn còn cao và các yếu tố biến động khác như mức đóng bảo hiểm y tế cao hơn. Kết quả là lạm phát so với cùng kỳ năm trước ở mức 4,4%, gần như tương đương với kỳ vọng của thị trường. Mặc dù vậy, HSBC kỳ vọng hiệu ứng cơ sở không thuận lợi sẽ sớm giảm đi, đẩy lạm phát xuống thấp nằm trong khoảng 3,6% cho cả năm 2024.

Tựu trung lại, với áp lực giá được kiểm soát tương đối và lĩnh vực trong nước cần thêm thời gian để vững vàng hơn, HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách điều tiết và giữ lãi suất chính sách ổn định trong suốt thời gian dự báo, ở mức 4,50%. Điều này có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024 ở mức 6,5%.

Xem thêm

Việt Nam “hút” hơn 18 tỷ USD vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2024

Việt Nam “hút” hơn 18 tỷ USD vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2024

Trong 7 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước...

Bắc Ninh trở thành quán quân thu hút FDI

Bắc Ninh trở thành quán quân thu hút FDI

Bắc Ninh vượt lên dẫn đầu cả nước do có dự án điều chỉnh vốn lớn 1,07 tỷ USD từ dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn cho nhà đầu tư AMKOR Technology Singapore Holding PTE.LTD tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C...

Đại diện BIDV nhận Giải thưởng Ngân hàng phục vụ khách hàng FDI tốt nhất Việt Nam năm 2024

BIDV: Bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp FDI

BIDV đang có quan hệ hợp tác và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho hơn 8.100 khách hàng FDI đến từ nhiều khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, EU, Bắc Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc)...

Có thể bạn quan tâm

Xử lý ra sao các trường hợp chiếm đoạt tiền từ thiện, làm giả sao kê và “đu trend” cứu trợ bão lũ?

Xử lý ra sao các trường hợp chiếm đoạt tiền từ thiện, làm giả sao kê và “đu trend” cứu trợ bão lũ?

Dù đóng góp và giúp sức với bất kỳ hình thức nào, người của công chúng nói riêng và người dân nói chung nên có sự tìm hiểu kĩ càng, không nên mang danh từ thiện cứu trợ để trục lợi ngay tại thời điểm khó khăn này, để dẫn đến những hành vi đánh bóng tên tuổi hay phô trương phản cảm...

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Hoàn lưu bão số 3 đang gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Con số thương vong của khách hàng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dự kiến sẽ còn tăng. Đây là tổn thất không thể bù đắp của khách hàng, đồng thời cũng là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn...