Việt Nam “hút” hơn 18 tỷ USD vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2024

Trong 7 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước...

Việt Nam “hút” hơn 18 tỷ USD vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký cấp mới có 1.816 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 10,76 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 35,6% về số vốn đăng ký.

anh-chup-man-hinh-2024-07-29-luc-102208-3769.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 7,88 tỷ USD, chiếm 73,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,94 tỷ USD, chiếm 18%; các ngành còn lại đạt 939,7 triệu USD, chiếm 8,8%.

Trong số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,55 tỷ USD, chiếm 42,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 1,31 tỷ USD, chiếm 12,1%; Trung Quốc 1,22 tỷ USD, chiếm 11,3%; Nhật Bản 991,5 triệu USD, chiếm 9,2%; Thổ Nhĩ Kỳ 731,3 triệu USD, chiếm 6,8%; Đài Loan 588,4 triệu USD, chiếm 5,5%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 734 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 4,97 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 12,23 tỷ USD, chiếm 77,8% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,11 tỷ USD, chiếm 13,4%; các ngành còn lại đạt 1,39 tỷ USD, chiếm 8,8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.795 lượt với tổng giá trị góp vốn 2,27 tỷ USD, giảm 45,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 689 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,03 tỷ USD; 1.106 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,24 tỷ USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 759,6 triệu USD, chiếm 33,5% giá trị góp vốn; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 422,5 triệu USD, chiếm 18,6%; các ngành còn lại 1,09 tỷ USD, chiếm 47,9%.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 7 tháng năm 2024 ước đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của bảy tháng trong 5 năm qua.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9,98 tỷ USD, chiếm 79,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 9,1%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 481,1 triệu USD, chiếm 3,8%.

anh-chup-man-hinh-2024-07-29-luc-102111-680.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Số liệu của báo cáo cũng cho hay, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 7 tháng năm 2024 có 64 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 122 triệu USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước; có 15 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 28,6 triệu USD, giảm 83,3%.

Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 150,7 triệu USD, giảm 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khai khoáng đạt 58,6 triệu USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 28,9 triệu USD, chiếm 19,2%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 24,7 triệu USD, chiếm 16,4%; dịch vụ khác đạt 10,0 triệu USD, chiếm 6,6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí đạt 6,8 triệu USD, chiếm 4,5%.

Trong 7 tháng năm 2024, có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Hà Lan là nước dẫn đầu với 54,6 triệu USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư; Lào 36,7 triệu USD, chiếm 24,3%; Hoa Kỳ 18,7 triệu USD, chiếm 12,4%; Campuchia 12,4 triệu USD, chiếm 8,2%; New Zealand 5,9 triệu USD, chiếm 3,9%.

Xem thêm

Bắc Ninh trở thành quán quân thu hút FDI

Bắc Ninh trở thành quán quân thu hút FDI

Bắc Ninh vượt lên dẫn đầu cả nước do có dự án điều chỉnh vốn lớn 1,07 tỷ USD từ dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn cho nhà đầu tư AMKOR Technology Singapore Holding PTE.LTD tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C...

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...