Khai mạc Diễn đàn trực tuyến Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2021

Diễn đàn khai mạc lúc 13g30 hôm nay 2/7, là sự kiện thường niên diễn ra trước thềm Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (SIE) và Triển lãm quốc tế về Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME) sẽ được diễn ra từ 11 – 13/8/2021.
Khai mạc Diễn đàn trực tuyến Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2021

Sự kiện được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của các diễn giả: Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), UVBCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA); bà Phạm Liên Anh - Cán bộ Chương trình cao cấp, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC – Ngân hàng Thế giới) tại Việt Nam; ông Nguyễn Đình Phong - Giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Công ty Deloitte Việt Nam.

Với các tham luận như: “Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tận dụng cơ hội trong chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu hậu COVID-19”, “Phát triển doanh nghiệp cung ứng trong bối cảnh hậu COVID - Vai trò của chuyển đổi số”, “Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Chính phủ dành cho doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ”, các diễn ra sẽ cập nhật những thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp trong ngành cũng như chính sách hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức nhà nước và các tổ chức quốc tế dành cho các doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19.

Tiếp sau Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2021, Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (SIE) và Triển lãm quốc tế về Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME) sẽ được diễn ra từ 11 đến 13/08/2021 với hai hình thức trực tiếp tại Trung tâm Triển lãm I.C.E Hà Nội (Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô) và trực tuyến thông qua website VME.

SIE và VME 2021 có sự tham gia của các đơn vị triển lãm đến từ hơn 20 quốc gia cùng hơn 200 thương hiệu công nghệ và máy móc tiên tiến, các khu gian hàng quốc tế từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Đức, Nga, Ấn Độ…

Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trực tiếp và trực tuyến xuyên suốt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và khách tham quan kết nối cùng đại lý, nhà phân phối và đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, các chương trình thường niên như hội thảo, diễn đàn tiền triển lãm cũng sẽ được tổ chức với hình thức trực tuyến.

Ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc, Công ty Reed Tradex Việt Nam, đại diện Ban tổ chức Triển lãm VME 2021 chia sẻ: “Ngay trong đại dịch, Việt Nam tiếp tục được các định chế tài chính lớn đánh giá tích cực, ổn định, là điểm đến hấp dẫn trong chiến lược của các doanh nghiệp toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng với nhiều cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.

Thông qua sự kết hợp của Reed Tradex và Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), với sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương (VIETRADE), SIE & VME năm 2021 sẽ hỗ trợ đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ mới và mở rộng mạng lưới kinh doanh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam”.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, cho biết: Tổng kim ngạch đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tính đến nay đứng thứ 2 xếp theo quốc gia cả về số dự án và số vốn.

Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021, số dự án đầu tư giảm 30%, nhưng số vốn đầu tư đã phục hồi 5 lần do các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và đầu tư mở rộng.

Theo khảo sát của JETRO, có gần 50% doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam trả lời rằng “muốn mở rộng hoạt động kinh doanh” trong thời gian 1 đến 2 năm tới. Con số này tính trong phạm vi các nước ASEAN cũng thuộc top đầu.

Tuy nhiên vẫn có những khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam còn thấp, khoảng 37%, các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn nâng cao hơn nữa hoạt động nội địa hóa.

Triển lãm SIE 2021 được tổ chức với mục đích nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản và cải thiện việc cung ứng linh kiện, phụ tùng. Tại 2 lần triển lãm trước (năm 2017 và năm 2019) được tổ chức tại Hà Nội đã có 136 doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam tham gia với nhiều thương vụ được đàm phán, ký kết với tổng giá trị của hợp đồng là 3,8 triệu USD.

Năm 2021, phía doanh nghiệp Nhật Bản có 13 doanh nghiệp lớn và 7 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực máy móc băng tải vận chuyển có (6 doanh nghiệp), điện, điện tử (4 doanh nghiệp) và các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực sản xuất gia công (dập, khuôn, gia công mạ).

“Tất cả đều là doanh nghiệp sản xuất có nguyện vọng nội địa hóa sản phẩm tại Việt Nam”, ông Takeo Nakajima nhấn mạnh.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 và tăng lên 7,0% trong năm 2022. Mức tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại.

Bộ Công Thương hiện đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ phát triển đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, việc tổ chức chuỗi sự kiện SIE & VME năm 2021 sẽ là điểm nhấn, tích cực thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng như các nước khác trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…