Khát vọng liên kết doanh nghiệp Việt

BusinessPro Global tổ chức chuỗi chương trình cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành, nhằm liên kết doanh nghiệp Việt và ứng dụng BMatching để liên kết thông tin, xây dựng chuỗi giá trị và phát triển kinh
Khát vọng liên kết doanh nghiệp Việt

Ngày 5/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội), BusinessPro Global phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội (HBA) tổ chức chương trình "Khát vọng liên kết doanh nghiệp Việt" với sự tham gia bảo trợ thông tin của Tạp chí Thương gia.

Doanh nghiệp Việt phát triển thành “bó” hay bị “bẻ gãy” từng chiếc? Đó là câu ví von của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trước tình cảnh doanh nghiệp Việt hiện nay.

Theo chuyên gia thì xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp Việt là hướng đi đúng đắn, khi các doanh nghiệp nước ngoài đang "đổ bộ", chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Còn nếu e ngại mà không liên kết thì doanh nghiệp Việt sẽ giống như những chiếc đũa bị bẻ gãy một cách dễ dàng.

Hơn 90% doanh nghiệp Việt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc liên kết doanh nghiệp các tỉnh thành, các vùng còn hạn chế, đơn lẻ và bị động. Hội nhập toàn cầu, chúng ta có tận dụng được cơ hội để hòa mình theo dòng chảy đó, giúp doanh nghiệp đi tắt đón đầu và tận dụng tốt các cơ hội trong tương lai hay không? Doanh nghiệp Việt nên làm gì để liên kết? Câu trả lời được các doanh nhân chia sẻ trong chương trình.

Bắt đầu từ tháng 10 năm 2016, BusinessPro Global tổ chức chuỗi chương trình Khát vọng liên kết doanh nghiệp Việt tại các tỉnh thành, ngày 22/10/2016 tại TP. HCM, ngày 05/11/2016 tại Hà Nội, ngày 12/11/2016 tại Cần Thơ,… và đồng thời, BusinessPro Global triển khai BMatching cho doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành.

Trong đó, BMatching là một ứng dụng phần mềm trên các thiết bị di động, cho phép thành viên trao đổi với bất kỳ thành viên nào trong phạm vi toàn cầu và tìm kiếm cơ hội kinh doanh; được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin tại Mỹ và triển khai cho doanh nghiệp Việt và toàn cầu.

Thi Dung

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.