Khó giải quyết sở hữu chéo ngân hàng, vì đâu?

Theo NHNN, trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng để góp vốn mua cổ phần cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng sở hữu chéo, không phản ánh thực chất c
Khó giải quyết sở hữu chéo ngân hàng, vì đâu?

Mạng nhện sở hữu chéo ngân hàng

Sở hữu chéo giữa các ngân hàng cho đến thời điểm này vẫn luôn là vấn đề chằng chịt, khiến nhiều TCTD chưa thể giải quyết ổn thỏa. Mặc dù giới hạn sở hữu đã có quy định rõ ràng, nhưng các ngân hàng vi phạm chỉ mới rục rịch thoái vốn ở vài trường hợp như Maritime Bank đã thoái vốn tại MB và hiện còn nắm dưới 5% vốn từ mức 8,96% trước đó; VietinBank thoái vốn tại SaigonBank từ 10,39% xuống 4,91% vốn.

Hiện Vietcombank là ngân hàng nắm vốn tại các TCTD nhiều nhất, sở hữu cổ phần tại 4 ngân hàng và 1 công ty tài chính. Cụ thể, Vietcombank đang nắm hơn 7% vốn tại Ngân hàng Quân đội (MBB); 8,24% cổ phần Eximbank; 4,72% vốn tại Ngân hàng Phương Đông ( OCB ) và 4,37% vốn tại Saigonbank, ngoài ra Vietcombank cũng đang sở hữu 10,91% vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Xi măng.

Trước sức ép thoái vốn theo đúng quy định, Vietcombank sẽ bỏ ai và chọn ai? Chủ tịch HĐQT ông Nghiêm Xuân Thành từng cho biết, trước mắt NHNN cho phép Vietcombank giữ nguyên tỷ lệ này tại ngân hàng Quân đội (MBB) - đây là ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Lãnh đạo Vietcombank cho biết thêm ngân hàng sẽ nghiên cứu và chỉ giữ lại cổ phần ở 2 ngân hàng. Việc giữ lại ngân hàng nào hay bán cổ phần đơn vị nào ngân hàng sẽ căn cứ vào tín hiệu thị trường và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đối với OCB và Saigonbank giá trị thấp chỉ hơn 100 tỷ, mức đầu tư quá nhỏ bé so với tổng tài sản của Vietcombank. Như vậy, Vietcombank sẽ phải chọn 1 trong 4 TCTD trên ngoài MBB để giữ lại cổ phần sở hữu và thoái vốn tại 3 TCTD còn lại.

Một cái tên khác là Eximbank. Mặc dù tổ chức 2 lần ĐHĐCĐ năm 2016 đều bất thành, song trong nội dung thảo luận Eximbank cũng không đề cập đến việc sẽ thoái 8,76% vốn đang nắm giữ tại Sacombank. Cũng chính vì sở hữu chéo mà ngân hàng này đang vấp phải những tranh cãi gay gắt về vấn đề nhân sự, về vị trí những chiếc ghế lèo lái ngân hàng. Đang phải đối mặt với những mâu thuẫn nội bộ, vì vậy mục tiêu giảm sở hữu chéo của ngân hàng này tại Sacombank chắc chắn sẽ còn phải chờ đợi thêm.

Khó xử lý tình trạng sở hữu chéo

Thực tế, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo có ở hầu hết các hệ thống tài chính, hệ thống các TCTD trên thế giới với quy mô và độ phức tạp khác nhau. Ở Việt Nam, sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD là vấn đề có tính lịch sử, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như làm gia tăng rủi ro hệ thống, tạo điều kiện cho các hành vi chuyển vốn lòng vòng, tăng vốn điều lệ không thực chất

Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay tình trạng sở hữu, sở hữu chéo, nhóm cổ đông chi phối đã từng bước được kiểm soát, nhưng trên thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tình trạng chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng chưa được xử lý triệt để.

Các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo mặc dù đã dần được xử lý nhưng một số tổ chức tín dụng vẫn đang có sở hữu cổ phần lẫn nhau hoặc sở hữu qua lại với doanh nghiệp. Một số tổ chức tín dụng vẫn còn tình trạng cổ đông là tổ chức sở hữu trên 15% vốn điều lệ, cổ đông và người có liên quan sở hữu trên 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định hạn chế sử dụng vốn do các tổ chức tín dụng cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, do đó, theo Ngân hàng Nhà nước, trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng để góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng sở hữu chéo nêu trên, không phản ánh thực chất cơ cấu, năng lực cổ đông tại các tổ chức tín dụng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đặt ra mục tiêu phải xử lý tình trạng sở hữu chéo tại tổ chức tín dụng, minh bạch hóa nguồn vốn góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng, đảm bảo các cổ đông lớn tại đây phải thực sự có năng lực tài chính.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...