Không còn cá nhân sở hữu trên 50% vốn điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần

Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, đến nay không còn cá nhân sở hữu trên 50% vốn điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần.
Không còn cá nhân sở hữu trên 50% vốn điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần

Tại buổi chất vấn tại Quốc hội đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng sáng 17/11, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng) đặt vấn đề: Tình trạng sở hữu chéo, lợi ích nhóm trong tổ chức tín dụng cổ phần chưa được xử lý triệt để. 

Trả lời về vấn đề sở hữu chéo tại ngân hàng, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, thời gian vừa qua, NHNN chỉ đạo và giám sát tổ chức tín dụng về sở hữu cổ phần, sở hữu chéo qua chuyển nhượng. Đến nay tình hình sở hữu cổ phần và sở hữu chéo giải quyết cơ bản, minh bạch hơn. Tình trạng cổ đông lớn thao túng ngân hàng được nhận diện, xử lý một bước và nhóm này giảm mạnh.

"Đến nay không còn cá nhân sở hữu trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần. Sở hữu chéo còn có 2 cặp, còn giữa ngân hàng và doanh nghiệp từ 56 cặp còn 2 cặp."- Thống đốc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Thống đốc, sở hữu chéo là vấn đề phức tạp, khó phát hiện nếu nhờ đứng tên hộ. Như vậy, cần thanh tra pháp nhân và thanh tra kỹ lưỡng hay điều tra mới phát hiện hành vi sở hữu chéo này. Vừa qua xử lý một bước nhưng còn tình trạng như đại biểu nói. Do việc thoái vốn của cổ đông có khó khăn vì chưa tìm được đối tác, quy mô lớn thì gây tổn thất cho DNNN. Việc thoái vốn liên quan điều kiện thị trường và điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung khái niệm liên quan để xác định loại cổ đông; tăng trách nhiệm của NHNN; rà soát, sửa đổi bổ sung điều kiện tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch HĐTV rất chặt chẽ; giới hạn sở hữu cổ đông tại tổ chức tín dụng cổ phần để hạn chế sự thao túng của cổ đông chi phối; quy định góp vốn và mua cổ phần. Dự thảo được thông qua thì xử lý triệt để sở hữu chéo, minh bạch hơn. Cũng tăng cường thanh tra kiểm tra để nâng cao hiệu quả giám sát cổ đông và người liên quan trong sở hữu và chuyển sở hữu; xử lý nghiêm vi phạm; chỉ đạo tổ chức tín dụng có việc có lộ tình khắc phục tiệt để về vi phạm sở hữu cổ phần và cổ đông.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) tranh luận: Thống đốc nêu toàn bộ hệ thống vào giải quyết và kéo nợ xáu xuống dưới 3%. Ủy ban Kiểm tra nhận định thực chất còn cao. Vậy nhận định của Ủy ban Kiểm tra với báo cáo của NHNN có vấn đề gì? Có thực chất dưới hay trên 3%?

Về các câu hỏi này, Thống đốc giải trình: NHNN đã nêu rõ, cuối tháng 9 tỷ lệ nợ xấu nội bảng của tổ chức tín dụng là 2,34%, giảm so với mức 2,46% vào cuối 2016.

Nhưng nếu đánh giá đầy đủ, thận trọng, một số khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu và nợ xấu nội bảng và nợ đã bán cho VAMC thì nợ xấu và nợ tiềm ẩn của toàn hệ thống ngân hàng đến cuối 9/2017 566.000 tỷ, giảm so với 600.000 tỷ vào cuối 2016.

Tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn là 8,61% tổng dư nợ, giảm so với 10,08% cuối 2016. Đó là NHNN báo cáo là nợ xấu nội bảng, còn nếu cả nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ tiềm ẩn thì sẽ cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…