Không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu

Đây là một trong những điểm đáng chú ý tại dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng được thảo luận tại Quốc
Không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng, thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, cũng như đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.

Theo đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh), giải quyết nợ xấu cần sự vào cuộc của khách hàng, ngân hàng và cả hệ thống chính trị. Ông đồng tình bổ sung vào nghị quyết nguyên tắc không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu đồng thời Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm những tổ chức cá nhân có vi phạm trong xử lý nợ xấu.

Theo đại biểu Phạm Phú Quốc (TPHCM), "cái được trong nợ xấu của nền kinh tế nước ta là tài sản, có được tài sản đảm bảo bán được ngân hàng, nhưng TCTD lại rất khó vì bán cho nước ngoài thì vướng trần room nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các TCTD và doanh nghiệp trong nước thì nguồn lực nhỏ lẻ không đủ sức mua".

"Nếu tài sản bảo đảm là bất động sản thì doanh nghiệp bất động sản và người dân sẽ quan tâm. Nếu tài sản bảo đảm là chiếc xe hơi thì các hãng kinh doanh vận tải như Uber, Grab, taxi và người dân sẽ quan tâm", ông Quốc phân tích.

Chính vì vậy, bán từng nhóm nợ xấu có tài sản đảm bảo để lành mạnh thị trường là bước đi cấp thiết. Vấn đề là phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế và người dân. Điều này khẳng định rằng, việc bán nợ xấu ngân hàng cần phải được thị trường hóa để thu hút khách hàng cũng như cần đảm bảo được sự lành mạnh cho khách hàng khi họ tiến hành thu mua.

Sau 4 năm thực hiện thu mua nợ xấu từ 2012 - 2016, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được khoảng 600.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó các tổ chức tín dụng (TCTD) xử lý được 55% và Công ty VAMC xử lý 44,6%.

Mặc dù kết quả xử lý nợ xấu có nhiều kết quả khả quan nhưng về bản chất, VAMC chỉ là “nhà kho” tạm giữ nợ xấu vì chi phí áp dụng cho trích lập dự phòng trong khi tiền mặt vẫn thuộc về các TCTD.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội), ban hành nghị quyết là cần thiết nhưng trước hết cần đánh giá tác động xã hội bởi có một số biện pháp mang tính chế tài như thu giữ tài sản. Muốn nghị quyết khả thi và có sự đồng thuận cao thì nên hình dung trước được khó khăn thách thức để có giải pháp phù hợp.

Đơn cử, khi xử lý tài sản bảo đảm, cần cân nhắc thêm để hài hoà lợi ích. Theo nghị quyết, thời hạn thu giữ tài sản tương đối ngắn (10 ngày). "Vì thế, cần có thêm thời gian để người bị thu hồi thu xếp nơi ở mới, nhất là đối người già, trẻ em", bà Mai nhấn mạnh.

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cho biết việc thu hồi tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu là rất khó khăn. Thực tế thi hành án dân sự có nhiều trường hợp bị thu hồi tài sản quay ra tấn công lại lực lượng thi hành án.

“Vậy TCTD khi thu hồi tài sản phải làm thế nào, họ tự làm hay thuê lực lượng khác, cần có cơ chế rõ ràng. Hơn nữa, trong quá trình thu hồi tài sản nếu có tranh chấp, khiếu nại tố cáo thì giải quyết thế nào? Cần làm rõ những vấn đề này trong nghị quyết nếu không việc xử lý nợ xấu sẽ vào vòng luẩn quẩn và nghị quyết sẽ không có hiệu quả trong thực tế” – bà Hoàng Thị Thu Trang đề nghị.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) cho rằng, để xử lý tận gốc, nghị quyết cần nêu ra nguyên nhân gây ra nợ xấu, quy định cụ thể rõ ràng về xử lý những tổ chức cá nhân vì chủ quan mà gây ra nợ xấu.

Nhìn chung, các đại biểu đều đồng tình là cần ban hành ngay một nghị quyết để xử lý nợ xấu nhưng ngoài ra cũng cần phải cân nhắc kỹ để tạo nên được một nghị quyết có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình tại Việt Nam và đặc biệt là tạo động lực cho khách hàng là các cá nhân, tổ chức tham gia hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...