Khu công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ: Có thực sự là cơ hội?

Trong bối cảnh quỹ đất sạch tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm, thì việc Chính phủ cho phép phát triển Khu công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ dường như là lời giải cho bài toán quỹ đất. Nhưng,
Khu công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ: Có thực sự là cơ hội?

Một chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam

Nhìn từ thị trường

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bất động sản năm 2019 duy trì được sự phát triển ổn định nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Thách thức lớn nhất chính là thiếu quỹ đất trầm trọng cùng với nhiều điểm nghẽn quan trọng như: giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án… là nguyên nhân khiến không ít doanh nghiệp bất động sản không ra được hàng mới.

Chính vì vậy, để một doanh nghiệp bất động sản phát triển bền vững, các chủ doanh nghiệp phải luôn chủ động tìm kiếm những vùng đất mới, phân khúc mới, và cơ hội mới.

Vậy, cơ hội nằm ở đâu?

Mô hình Khu công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu công nghiệp. Trong mô hình này, ngoài chức năng là khu sản xuất công nghiệp còn có các khu chức năng khác như: Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí,… để tạo một môi trường sống và làm việc đẳng cấp cho chuyên gia, người lao động. Đây cũng là những đô thị vệ tinh nhằm mục đích giãn dân cư tại các khu trung tâm thành phố vốn đã đông đúc, chật chội.

Mô hình này có những tiêu chí cụ thể như quy hoạch khu công nghiệp phải gắn với phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ và hiện đại đáp ứng quá trình đô thị hóa. Trong đó, các khu đô thị hiện đại với hệ thống tiện ích đồng bộ đáp ứng nhu cầu riêng cho nguồn lao động chất lượng cao như các chuyên gia nước ngoài, quản lý cấp cao, chuyên viên kỹ thuật,… đang bắt đầu hình thành và được các nhà đầu tư hướng đến.

Mô hình KCN – Đô thị - Dịch vụ đang được các nhà đầu tư quan tâm

Hiện nay, một số mô hình khu công nghiệp của các nhà đầu tư như TNI Holdings, Phú Mỹ, Rạng Đông, Viglacera, IDICO,… đều đang hướng tới quy hoạch theo xu hướng phát triển hạ tầng sản xuất gắn liền hạ tầng xã hội này. Có thể kể đến Tập đoàn TNI Holdings Việt Nam là một minh chứng tiêu biểu trong việc phát triển các khu công nghiệp gắn liền với đô thị. Bên cạnh việc chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ trọn gói cho các nhà đầu tư, TNI còn hướng tới phát triển một môi trường làm việc phức hợp và tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu của người lao động bằng việc đầu tư ký túc xá nhân viên, hệ thống siêu thị, khu trường học, khu giải trí,… Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống công nhân, hướng tới an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển khu công nghiệp khép kín.

Một góc KCN Quang Minh – Hà Nội

Khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, việc quy hoạch và phát triển Khu công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ trong chính các khu công nghiệp chính là “điểm mở” từ chính sách giúp nhà đầu tư có thêm cơ hội sở hữu quỹ đất. Đặc biệt, xu hướng xây dựng khu đô thị trong khu công nghiệp mới chỉ phát triển, đây chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu tư bất động sản khai thác, nắm bắt cơ hội đầu tư sinh lời vượt trội.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...