Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều “mảng xám” trong ngành ngân hàng

Trước thềm kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khai mạc sáng 20/5, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018.
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều “mảng xám” trong ngành ngân hàng

Bên cạnh những đóng góp tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN, trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Kiểm toán Nhà nước còn chỉ ra những tồn tại của ngành ngân hàng (đến cuối năm 2017). 

Và kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 7 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm không chỉ cho thấy những điểm sáng.

Báo cáo kiểm toán cho biết, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Đó là các ngân hàng thương mại cổ phần: Bảo Việt, Đông Nam Á, Nam Á, Đại Chúng, Việt Nam Thương tín (với tổng dư nợ vượt 6.988 tỷ đồng).

Vi phạm quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và Ngân hàng TMCP Kiên Long sở hữu cổ phần trực tiếp qua lại lẫn nhau.

Hiện, còn 5 TCTD (NHTM Cổ phần Hàng Hải, NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, NHTM TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng Nông nghiệp) nắm giữ cổ phần của hơn 2 TCTD khác. 

Kiểm toán cũng chỉ ra rằng VAMC chưa thực hiện vai trò trong việc mua nợ và xử lý nợ xấu. VAMC đã không thẩm định giá mua (giá mua bằng dư nợ trừ (-) dự phòng rủi ro do TCTD tự xác định); không kiểm tra, đánh giá khách hàng vay, tính trung thực, chính xác của hồ sơ, tài liệu và tài sản đảm bảo của khoản nợ...VAMC cũng xử lý nợ xấu sau khi mua chủ yếu thông qua việc ủy quyền lại cho các TCTD bán nợ.

Kết quả kiểm toán cũng cho thấy Ngân hàng Nhà nước chưa xây dựng lộ trình giảm tỷ trọng tiền mặt xuống dưới 10% tổng phương tiện thanh toán theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn 2011 đến 2017, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở mức gần 12%.) Hệ số an toàn vốn (CAR) toàn hệ thống, theo báo cáo kiểm toán là chưa tin cậy.

Loại trừ các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng được mua 0 đồng, một số ngân hàng thương mại đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, làm "cải thiện ảo" hệ số Car, nhiều ngân hàng thương mại phân loại nợ không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động giảm hệ số CAR.

Các ngân hàng còn chậm quyết toán các chương trình hỗ trợ lãi suất. Đồng thời, chưa thu hồi nợ tồn đọng nhóm 2 và nợ có tính chất tồn đọng nhóm 2 để hoàn trả NSNN, đến 31/12/2017 là 108,22 tỷ đồng và 2,2 triệu USD, gồm: Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 40,03 tỷ đồng; Agribank 30,95 tỷ đồng; Vietcombank 1,01 tỷ đồng; Vietinbank 36,23 tỷ đồng và 2,2 triệu USD.

Ngoài ra, một số đơn vị chưa xử lý dứt điểm công nợ tồn đọng từ nhiều năm. Như, tại Ngân hàng Chính sách xã hội, các khoản tham ô, chiếm dụng từ các tổ tiết kiệm và vay vốn tại 28 chi nhánh từ trước năm 2010 và các khoản nhận bàn giao từ Agribank, Kho bạc Nhà nước 3,4 tỷ đồng.

Một số ngân hàng đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, như Agribank đầu tư 2.391 tỷ đồng vào 6 công ty con, cổ tức/lợi nhuận được chia năm 2017 là 12 tỷ đồng.

Hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác cũng là vấn đề được chỉ ra tại báo cáo kiểm toán và Agribank lại được nêu tên với hạch toán thừa lãi dự thu 136 tỷ.

Agribank còn góp mặt trong danh sách phân loại nợ chưa phù hợp, Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 1.254,5 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 703,6 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 3 là 55,4 tỷ đồng, giảm dư nợ nhóm 4 là 100,4 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 5 là 595,9 tỷ đồng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác cũng vẫn là Ngân hàng Nông nghiệp, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh tăng chi phí dự phòng cụ thể 341,5 tỷ đồng, giảm chi phí dự phòng chung 4,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, Agribank cũng bị chỉ ra còn có sai sót về trình tự, thủ tục cho vay, hỗ trợ lãi suất sai quy định.

>> Lĩnh vực ngân hàng có nguy cơ rửa tiền cao

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...