Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 7/2025?

Lãi suất kỳ hạn 12 tháng tháng 7/2025 đang phân hóa mạnh, từ mức thấp kỷ lục 3,7% đến đỉnh 9%/năm...

Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 7/2025?

Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong tháng 7/2025 dao động từ 3,7% đến 9%/năm, tùy theo ngân hàng và hạn mức gửi. Một số nhà băng đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, chia theo quy mô tiền gửi hoặc kênh giao dịch, tạo nên sự chênh lệch đáng chú ý trên thị trường.

Ở nhóm dẫn đầu, PVcomBank gây chú ý mạnh khi tiếp tục duy trì mức lãi suất 9%/năm, con số tưởng chừng không còn xuất hiện ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để chạm được mức này, khách hàng buộc phải có khoản tiền gửi từ... 2.000 tỷ đồng trở lên. Với nhóm khách hàng phổ thông, lãi suất tại đây dừng lại ở mức 4,8%/năm, vẫn thuộc nhóm cao nếu so với mặt bằng chung.

Cùng áp dụng chiến lược phân tầng khách hàng là HDBank. Tại nhà băng này, khoản tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên sẽ được áp mức 7,7%/năm. Nếu không đạt ngưỡng này, khách hàng chỉ nhận 5,5%/năm, mức lãi suất phổ biến tại nhiều ngân hàng tư nhân tầm trung hiện nay.

Ở một thái cực khác, SCB trở thành ngân hàng có lãi suất kỳ hạn 12 tháng thấp nhất thị trường, chỉ 3,7%/năm. Trong khi đó, nhóm "tứ trụ" ngân hàng quốc doanh (BIDV, Agribank, VietinBank) vẫn giữ lãi suất ở mức ổn định 4,7%/năm, riêng Vietcombank giữ khoảng cách nhẹ khi chỉ trả 4,6%/năm.

Cùng chung xu hướng duy trì ổn định là Techcombank, nơi lãi suất kỳ hạn 12 tháng dao động từ 4,55% đến 4,75%/năm tùy phân khúc khách hàng. Cụ thể, khách hàng Inspire nhận 4,55%, Priority hưởng 4,7%, còn Private nhận mức cao nhất là 4,75%.

Một số ngân hàng khác lựa chọn cách phân tầng linh hoạt hơn. Tại VPBank, với khoản gửi dưới 10 tỷ đồng, lãi suất được chốt ở mức 4,9%/năm. Con số này tăng nhẹ lên 5%/năm nếu gửi từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ hoặc trên 50 tỷ đồng. Nếu giao dịch qua kênh online, khách hàng sẽ nhận thêm 0,2%, sự chênh lệch nhỏ nhưng đáng kể trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay.

output.jpg

MB cũng đưa ra chính sách lãi suất đa tầng với khách hàng cá nhân. Nếu gửi dưới 1 tỷ đồng, khách hàng nhận lãi suất 4,74%/năm (trả hàng tháng) hoặc 4,84%/năm (tại miền Trung và miền Nam). Với khoản gửi trên 1 tỷ đồng, con số này nhỉnh hơn một chút, lần lượt là 4,79% và 4,88%.

Một số ngân hàng vẫn duy trì chính sách ổn định, nhưng có động thái điều chỉnh nhẹ. GPBank chẳng hạn, đã tăng lãi suất tiết kiệm điện tử thêm 0,75%, lên mức 5,95%/năm, hiện là một trong những mức cao nhất thị trường ở phân khúc số hóa. Còn với hình thức gửi tại quầy, GPBank chỉ áp dụng mức 5,2%/năm, vẫn cao hơn tháng trước 0,1%.

Ở phân khúc từ 5,5% - 5,8%/năm, nhiều cái tên quen thuộc hiện diện như ABBank (5,5%), NCB (5,5%), Nam A Bank (5,5%), KienlongBank (5,5%), VietBank (5,5%), IVB (5,5%, giảm 0,3%), Saigonbank (5,6%), MSB (5,6%) và BVBank (5,6%). Riêng BAC A BANK tiếp tục chia mức lãi suất theo quy mô tiền gửi: trên 1 tỷ đồng hưởng 5,8%, dưới 1 tỷ đồng là 5,6%.

Một số ngân hàng điều chỉnh nhẹ lãi suất theo hướng giảm. VietABank hiện đang áp dụng mức 5,3%/năm (giảm 0,4%), PGBank áp dụng 5,4%, BaoViet Bank duy trì 5,25%/năm cho gửi trực tuyến. LPBank và TPBank cũng lần lượt niêm yết ở mức 5% và 5,2%/năm. SHB dừng ở 5,1%, Sacombank thấp hơn chút ở mức 4,9%. Eximbank và VIB cùng đang áp dụng mức 4,7%/năm – gần bằng với nhóm ngân hàng quốc doanh.

Ở tầm nhìn vĩ mô, việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp cho thấy định hướng nhất quán từ Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Theo BSC Research và KBSV Research, lãi suất huy động bình quân hiện đã giảm từ 6-7% so với đỉnh năm 2023.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh về huy động vẫn đang âm thầm diễn ra dưới lớp vỏ ổn định ấy. ABS Research cảnh báo, trong khi áp lực lạm phát chưa đáng kể, thì nhu cầu tín dụng đang hồi phục dần, khiến các ngân hàng có thể phải tính đến điều chỉnh lãi suất trong các quý tới, dù nhẹ, nhưng mang tính định hướng rõ rệt.

Dự báo từ KBSV Research cho thấy khả năng mặt bằng lãi suất sẽ bước vào chu kỳ tăng từ quý 4/2025, với biên độ có thể lên tới 1-2%. Trong khi đó, Mirae Asset đưa ra nhận định thận trọng hơn: các ngân hàng sẽ phải dần thu hẹp khoảng cách giữa tín dụng và huy động, kể cả bằng những công cụ đắt đỏ như phát hành chứng chỉ tiền gửi, dù không phổ biến.

Xem thêm

Lãi suất TPBank tháng 7/2025: Không điều chỉnh

Lãi suất TPBank tháng 7/2025: Không điều chỉnh

Dữ liệu cập nhật đầu tháng 7/2025 cho thấy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) tiếp tục giữ nguyên biểu lãi suất huy động ở cả kênh quầy và tiết kiệm điện tử...

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...