Kiểm toán Nhà nước chuyển 5 vụ việc có dấu hiệu thất thoát "khủng" sang cơ quan điều tra

Trong năm 2018, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
Kiểm toán Nhà nước chuyển 5 vụ việc có dấu hiệu thất thoát "khủng" sang cơ quan điều tra

Hôm nay (14/1), Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2018, nêu rõ nhiều kết quả nổi bật của ngành trong năm qua.

Tại hội nghị, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành cho biết, trong năm 2018, Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành 14 cuộc thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quản lý, điều hành đơn vị và việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm toán; 05 đoàn thanh tra đột xuất.

Công tác thanh tra đã góp phần chấn chỉnh kịp thời sai phạm, tăng cường quản lý đối với các đoàn, tổ kiểm toán, nâng cao công tác kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán; răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của Kiểm toán Nhà nước.

Trong năm, Kiểm toán Nhà nước cũng đã tiếp nhận và xử lý 68 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, trong đó có 62 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, 06 đơn, thư còn lại đã được Thanh tra Kiểm toán Nhà nước tham mưu trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý theo quy định.

Đáng lưu ý, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.

"Những vụ trên bao gồm: Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng trong việc giải quyết cho thông quan 30 xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam không đúng quy định pháp luật; Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội (nay là Công ty cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội) trong việc quản lý tiền thu từ sắp xép, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước có dấu hiệu gây thất thoát hơn 319 tỷ đồng.

Trong danh sách còn có "Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Ban Quản lý dự án Công trình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn về hành vi để ngoài sổ sách trên 22 tỷ đồng;" Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại Sở Y tế Bình Dương làm chủ đầu tư trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế thực hiện năm 2017.

Vụ còn lại là "vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chủ trương đầu tư, khảo sát thiết kế, nghiệm thu thanh toán khối lượng xây dựng tại Dự án Đầu tư xây dựng công trình Thủy Lợi Đắk Ngo (giai đoạn 2, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.)

Nhìn lại năm 2018, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước thống kê, kết quả xử lý tài chính đến ngày 31/12/2018 là 89.600 tỷ đồng trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách Nhà nước là 44.466 tỷ đồng (tăng 18,39% so với năm 2017).

Qua kiểm toán, cơ quan chức năng đã kiến nghị sửa đổi, hủy bỏ 115 văn bản pháp luật nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí.

Về thực hiện kiến nghị kiểm toán, theo báo cáo, đến ngày 31/12/2018, các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan đã thực hiện hơn 66.415 tỷ đồng, đạt 73,1% tổng số kiến nghị xử lý tài chính.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...