Kiến nghị Bộ Quốc phòng giao thêm đất để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, Bộ cùng với TPHCM kiến nghị với Bộ Quốc phòng giao thêm đất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Kiến nghị Bộ Quốc phòng giao thêm đất để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 10/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông và giải pháp giảm ùn tắc giao thông được tập trung thảo luận tại buổi làm việc này.

"Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TP HCM kiến nghị Bộ GTVT quan tâm đầu tư các công trình dự án liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất nhằm giải toả ùn tắc giao thông cả trên không và dưới đất cho sân bay này.

Hiện thành phố đang triển khai 22 dự án giảm ùn tắc giao thông xung quanh sân bay. Về việc xây dựng hồ điều tiết trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT cho biết dự án đã được đưa vào hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sân bay.

Vấn đề “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất cũng được Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa quan tâm.

“Chúng tôi cũng rất mong cùng với Thành phố Hồ Chí Minh có những ý kiến, kiến nghị với Bộ Quốc phòng có thể giao thêm đất cho chúng ta”, ông Trương Quang Nghĩa nêu rõ. “Trước mắt, Bộ Quốc phòng đã giao cho Bộ GTVT 21 ha, chúng tôi đang tập trung xây dựng các đường băng phụ, các khu vực đậu máy bay và chờ phương án thẩm tra cuối cùng để mở rộng nhà ga để đáp ứng nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Bộ trưởng cho biết, cùng với việc "giải cứu" sân bay Tân Sơn Nhất, bộ cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành.

Liên quan đến hoạt động của cảng Cát Lái, TPHCM mong muốn Bộ GTVT điều tiết giảm sản lượng hàng hoá qua cảng để giảm tải cho các tuyến đường bộ đến cảng container có sản lượng lớn nhất cả nước này.

Lãnh đạo Cục Hàng hải cho biết, thực hiện việc điều tiết, sản lượng hàng hoá qua cảng Cát Lái đã giảm đáng kể. Nếu những năm trước, sản lượng hàng hoá qua cảng tăng đến 30% thì năm ngoái chỉ tăng 5%. Đồng thời, tỷ lệ vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ trong khu vực cũng đang tăng lên để giảm tải cho cảng Cát Lái.

Để tăng cường hệ thống giao thông đối ngoại, TPHCM đề nghị Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ các dự án đường vành đai 3, vành đai 4, đồng thời hoàn thiện một số tuyến đường xuyên tâm. Hiện thành phố còn hơn 11 km đường vành đai 2 và nhiều tuyến vành đai 3, 4 chưa khép kín. Các tuyến xuyên tâm như Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh), Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành (Đồng Nai)... đang xúc tiến các thủ tục đầu tư.

Theo lãnh đạo TPHCM, dự án đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ là cần thiết để kết nối liên vùng, hiện đang mời tư vấn để điều chỉnh một số hướng tuyến. Bộ GTVT cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết và đang tiếp tục làm việc với 6 tỉnh thành phố có tuyến đường sắt đi qua để tiếp tục hoàn thiện dự án này.

Hiện thành phố đang quản lý trên 8 triệu phương tiện, gồm trên 652.000 xe ô tô và trên 7,4 triệu xe mô tô, tăng gần 6% so với năm ngoái. Riêng lượng xe ô tô 9 chỗ trở xuống hoạt động dịch vụ vận tải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu tại khu vực trung tâm) hiện là 34.880 xe (gồm 11.060 xe taxi và 23.820 xe hợp đồng) vượt gần 3 lần số lượng taxi được khống chế trên địa bàn.

Ngoài ra, còn một lượng xe đáng kể chưa kiểm soát được như xe không đăng ký kinh doanh tham gia hoạt động phần mềm Uber, xe từ các tỉnh khác... Thành phố chủ trương sẽ dừng cấp phép cho loại hình phương tiện này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...