Trong ấn bản bổ sung cho báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO), ADB dự báo, mức tăng trưởng GDP đối với Việt Namtrong năm 2019. Năm 2020, mức tăng trưởng sẽ giảm nhẹ xuống còn 6,7%. Lạm phát cũng được ADB giữ nguyên so với mức dự báo trước đó, đạt 3,5% năm 2019 và tăng lên mức 3,8% năm 2020, năm dưới mức mục tiêu 4% của Chính phủ.
Yếu tố quan trọng khiến ADB đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là do dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh với mức tăng trưởng 27% trong 5 tháng đầu 2019.
“Việt Nam đứng vị trí thứ 4 Châu Á về tăng trưởng nhanh nhất năm 2019 theo dự báo của ADB, đứng sau Tajikistan (7,0%), Bangladesh (8,0%) và Campuchia (7,0%).
Theo ADB, triển vọng của khu vực Đông Nam Á trong hai năm tới được dự báo giảm nhẹ xuống còn 4,8% và 4,9% trong năm 2020 do thế bế tắc trong thương mại và sự sụt giảm của nhóm các mặt hàng điện tử.
Nam Á là khu vực có dự báo tăng trưởng kinh tế cao nhất với mức 6,6% năm 2019 và 6,7% năm 2020, điều chỉnh thấp hơn so với mức dự kiến hồi tháng 4.
Khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ dù có giảm nhẹ trong năm 2019 và 2020 nhờ sự hỗ trợ của nhu cầu nội địa giúp đối trọng với môi trường căng thẳng thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, ADB cũng nhấn mạnh, căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là nguy cơ lớn nhất gây tác động tiêu cực tới triển vọng này, bất chấp sự “đình chiến” rõ ràng vào cuối tháng trước.
Ông Yasuyuki Sawada, chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, nhận định: “Ngay cả khi xung đột thương mại tiếp diễn, khu vực này vẫn sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ dù có giảm nhẹ. Tuy nhiên, cho tới khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận, sự bất ổn vẫn sẽ tiếp tục phủ bóng lên triển vọng của khu vực”.