Trước đó Kosy đã hủy đăng ký giao dịch toàn bộ cổ phiếu trên HNX từ 15/7 sau hơn một năm rưỡi giao dịch. Cổ phiếu KOS đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên HNX vào ngày 12/7 ở mức giá 26.300 đồng/cp.
Trước khi chia tay sàn HNX, cổ phiếu KOS đã có chuỗi phiên tăng khá ấn tượng với 6 phiên, tăng từ mức giá 22.400 đồng/cp lên 26.300 đồng/cp, tương ứng tăng 17,41%. Và tính từ khi gia nhập thị trường, giá cổ phiếu KOS đã tăng tới gần 133% từ mức giá tham chiếu ngày chào sàn (8/12/2017) là 11.300 đồng/cp.
Một trong những điểm đáng chú ý khác tại Kosy là vấn đề biến động nhân sự trước khi chuyển sàn. Cụ thể, có 2 Phó tổng giám đốc mới được bổ nhiệm ngày 8/7/2019 là ông Nguyễn Đức Doanh, phụ trách Thủy điện và ông Nguyễn Tiến Hoàn, phụ trách Khu vực phía Nam.
Trước đó, Kosy đã chào bán thành công 62,25 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp tăng vốn điều lệ lên 1.337,5 tỷ đồng nhue hiện nay.Tuy nhiên, gần như Kosy không bán ra ngoài và người mua là cá nhân ông Nguyễn Việt Cường cùng các thành viên ban lãnh đạo công ty.
Cụ thể, ông Hoàng Việt Cường, Chủ tịch HĐQT đã mua thêm 32 triệu cổ phiếu. Những người mua số cổ phiếu còn lại là bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Mạnh Sáu, Thành viên HĐQT; bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Thành viên HĐQT và 3 cổ đông khác là ông Lê Trung Kiên, ông Lương Thế Vũ, CTCP đầu tư Mavico.
Tính đến thời điểm hiện tại, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty – ông Nguyễn Việt Cường là cổ đông lớn nhất với việc sở hữu gần 50,34 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 48,52%.
Kosy đã và đang triển khai 5 dự án nhà ở đô thị, gồm: Dự án tiểu đô thị số 17, TP Lào Cai quy mô 36,7ha, Dự án Kosy Gia Sàng, TP Thái Nguyên quy mô 14ha, Dự án Kosy Sông Công, Thái Nguyên quy mô 38ha, Dự án Kosy Bắc Giang quy mô 23,3ha và Dự án Kosy Cầu Gồ quy mô 8,87ha.
Theo dự kiến, năm 2019 Kosysẽ hoàn thành 5 dự án này và đưa vào kinh doanh, dự kiến doanh thu năm 2019 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng tăng trưởng hơn 66% so với năm ngoái, lợi nhuận trước thuế khoảng 65 tỷ đồng; tỷ lệ cổ tức dự kiến 6%.
Cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2019 của công ty cho thấy, sau 3 tháng đầu năm tổng doanh thu đạt 294 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 8 tỷ đồng, còn cách rất xa mục tiêu đặt ra trong năm.
Ngoài các dự án trên, Kosy sẽ tiếp tục thâu tóm và triển khai các dự án bất động sản ở Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nghệ An, Đông Anh(Hà Nội),…Công ty cũng đang lên kế hoạch nghiên cứu đầu tư hàng chục dự án trong những năm tới. Chiến lược của Kosy Group đến 2020 là thực hiện việc "Nam tiến" hướng đến những thị trường tiềm năng như Long An, Long Thành...
Có một điểm đáng chú ý là , dù nắm trong tay hàng loạt dự án bất động sản"khủng" cùng nhiều tham vọng nhưng có vẻ như việc vay vốn ngân hàng với Kosy lại không mấy thuận lợi. Với mức tài sản hiện có, KOSY chỉ được các ngân hàng cho vay lượng vốn vừa phải từ vài trăm triệu đến vài tỷ..
Trong các khoản vay ngắn hạn của Kosy tính đến ngày 31/3/2019 thì khoản vay lớn nhất là 38,7 tỷ đồng của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, khoản vay thấp nhất là 162,5 triệu đồng của TPBank chi nhánh Hoàn Kiếm và 1 khoản vay dài hạn hơn 203 triệu đồng.
Kết thúc quý I/2019, tổng nợ vay tài chính của Kosy là gần 240 tỷ đồng nhưng trong đó đã có tới 235 tỷ đồng trái phiếu.
Thực tế, doanh nghiệp không có nợ vay ngân hàng lớn là điều tốt, vậy Kosy lấy đầu ra tiền để đầu tư những dự án hàng nghìn tỷ đồng?Trong khi BCTC của Kosy luôn thể hiện, dòng tiền đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp này luôn âm, tiền mặt khiêm tốn, lợi nhuận nhỏ.