Làm rõ điều kiện cấp phép phân phối, bán lẻ

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nợ thuế quá hạn mới được cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ, giấy phép kinh doanh thực hiện quyền phân phối, bán lẻ hàng hóa, cung cấp dịch vụ logistics, thương
Làm rõ điều kiện cấp phép phân phối, bán lẻ

u kiện cấp phép kinh doanh

Những lấn cấn suốt mấy năm liền về điều kiện cấp phép kinh doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện các quyền xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, logistics... đã chính thức được trả lời.

Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã quy định các điều kiện cụ thể, giải tỏa một số khúc mắc giữa Nghị định 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Luật Đầu tư 2014.

Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định hướng dẫn.

Như vậy, những chồng chéo trong quyền hạn giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán mà các nhà đầu tư kêu ca suốt mấy năm qua sẽ không còn.

Việc cấp giấy phép kinh doanh sẽ được tiến hành sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký đầu tư, với 3 điều kiện được quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, ngoài điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhà đầu tư nước ngoài phải có kế hoạch tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp giấy phép kinh doanh và không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.

Nếu các doanh nghiệp không thuộc nước, vùng lãnh thố tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì sẽ phải đáp ứng thêm các tiêu chí về sự phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành; phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực hoạt động; khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Riêng những hàng hóa mà Việt Nam chưa cam kết mở cửa có quy định riêng. Cụ thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam; doanh nghiệp sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù mới được cấp quyền nhập khẩu, phân phối bán buôn.

Với hàng hóa là gạo, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo, tạp chí, Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định sẽ xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó...

Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép kinh doanh được cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

Nghị định 09/2018/NĐ-CP áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

"Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa gồm: thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối; cung cấp dịch vụ giám định thương mại, dịch vụ logistics; cho thuê hàng hóa (không bao gồm cho thuê tài chính); cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ; cung cấp dịch vụ trung gian thương mại.

Với các doanh nghiệp muốn lập cơ sở bán lẻ, việc xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ được thực hiện sau khi có giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.

Để lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngoài phải thỏa mãn 3 điều kiện. Đó là, có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ; không nợ thuế quá hạn; địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Nội dung xin giấy phép được quy định chi tiết, gồm giải trình về cơ sở bán lẻ khá chi tiết, gồm địa chỉ, mô tả khu vực sử dụng và khu vực chung có liên quan; kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh... và tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ quá hạn...

Với các doanh nghiệp có nhu cầu lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, sẽ không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế, nếu cơ sở này có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.

Thời hạn của giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ...

Tuy nhiên, đang có một số lấn cấn trong cách hiểu một số khái niệm của Nghị định 09/2018/NĐ-CP, như “quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý” được quy định trong điều kiện để được cấp giấy phép bán lẻ; quyền phân phối, bán lẻ các sản phẩm do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...