Làm rõ trách nhiệm đối với các Bộ, ngành, địa phương chậm lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách

Đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với các Bộ, ngành, địa phương chậm lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước còn nhiều sai sót, hạch toán không đầy đủ…
quyết toán ngân sách
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà

Đó là kiến nghị của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà trình bày trong báo cáo kết quả thẩm tra báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, hồ sơ Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 được lập cơ bản đầy đủ theo quy định tại các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên đề nghị Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Qua kết quả giám sát của Ủy ban Tài chính, Ngân sách và báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 cho thấy kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chưa nghiêm, nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm. Đặc biệt công tác quyết toán ngân sách nhà nước chậm như đã nêu trong các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được khắc phục…

Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Bên cạnh đó, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với các Bộ, ngành, địa phương chậm lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước còn nhiều sai sót, hạch toán không đầy đủ,… Điều này làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định, thẩm tra, tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; xác định lộ trình xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.

Đồng thời Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát bảo đảm việc khoanh nợ, xóa nợ thuế theo đúng quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm kiểm toán các thông tin số liệu báo cáo của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 khi thực hiện tổng kết kết quả thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14.

Về một số khoản chuyển nguồn năm 2021 sang năm 2022, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với đề nghị của Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước cho phép chuyển nguồn kinh phí chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết số 82/2023/QH15 của 17 địa phương có nhu cầu chuyển nguồn toàn bộ và một phần (tỉnh Hậu Giang).

Bao gồm 3 địa phương chưa được Hội đồng nhân dân phê chuẩn điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đề nghị không chuyển nguồn dự toán năm 2020 sang năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ; vốn sự nghiệp môi trường được giao tại Quyết định số 1431/QĐ-TTg.

Đối với các khoản chuyển nguồn khác, bà Nguyễn Thị Phú Hà đề nghị giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương tiếp tục rà soát; không quyết toán các khoản chi chuyển nguồn năm 2021 sang năm 2022 không đúng quy định trong quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm kiểm toán tính hợp lý, chính xác các khoản chi chuyển nguồn này.

Đồng thời, để tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tăng cường việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội, từ quyết toán ngân sách nhà nước niên độ năm 2022, Quốc hội không phê chuẩn quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trong niên độ đã phát hiện không đúng quy định; các khoản chi phải hủy nguồn, thu hồi về ngân sách nhà nước trong niên độ và các năm trước, nhưng chưa thực hiện thu hồi và các kết luận.

Trước đó, Kiểm toán nhà nước cũng đã chỉ rõ, một số đơn vị chậm gửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách về Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Ngân sách nhà nước. 

Đặc biệt, trường hợp Bộ Y tế chậm gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 đến 3 tháng (đến ngày 6/4/2023 Bộ Y tế mới hoàn thành thông báo xét duyệt/thẩm định đối với các đơn vị trực thuộc) làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...